Vì sao đến mỗi dịp Rằm tháng 8 là phải ăn bánh trung thu? Nên ăn bánh dẻo hay bánh nướng để vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe?
Cứ gần đến dịp Trung thu là thị trường bánh trung thu lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết với đủ loại bánh, đủ hương vị hấp dẫn người ăn. Dường như việc ăn bánh trung thu vào dịp rằm Trung thu đã trở thành nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, dù xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng bánh trung thu vẫn luôn “giữ chân” được cách thực khách và khiến mọi người nhớ đến chúng nhiều hơn đặc biệt là mỗi khi vào dịp Trung thu.
Vì sao đến mỗi dịp Rằm tháng 8 là phải ăn bánh trung thu?
Hàng năm như một thói quen cứ đến dịp Tết Trung thu mọi người lại mua bánh trung thu về trước là để cúng ông bà tổ tiên sau là cùng cả gia đình quây quần thưởng thức những miếng bánh thơm ngon đồng thời nhâm nhi tách trà nóng. Bánh trung thu và trà còn là một cặp đôi hoàn hảo trong tết đoàn viên. Bánh trung thu có vị ngọt kết hợp cùng vị trà đắng, chát tạo nên hương vị thanh tao, ấm cúng trong ngày tết Trung thu.
Sở dĩ mọi người chọn ăn bánh trung thu còn có một lý do đó là bánh trung thu có hình dạng vuông thể hiện cho mặt đất, sự vững chắc, còn bánh trung thu tròn được xem là biểu tượng của sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống, ăn bánh trung thu trong ngày tết đoàn viên cũng là cách để mọi người cầu mong sự bình an, hạnh phúc bền vững, viên mãn trong cuộc sống.
Hương vị của bánh trung thu cũng thường xuyên thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, mỗi năm lại có những hương vị khác nhau cho người ăn những trải nghiệm mới, không cảm thấy chán.
Nên ăn bánh dẻo hay bánh nướng trong mùa trung thu để tốt cho sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho biết, không chỉ có bánh trung thu, mà tất cả các sản phẩm khác khi đã được cấp phép sản xuất và sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn sẽ đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe.
Với bánh trung thu, khi ăn chúng sẽ cung cấp năng lượng nhiều cho cơ thể và tùy từng loại bánh, chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác như chất đạm ở bánh nhân gà quay hoặc nhân trứng, chất béo có nhiều trong nhân thập cẩm, vitamin và khoáng chất ở bánh đậu xanh…
Tuy nhiên, bánh dẻo và bánh nướng chỉ tốt khi được sử dụng một cách khoa học và hợp lý. Ngược lại, nếu lạm dụng như ăn quá nhiều, ăn bánh không đảm bảo chất lượng thì đều gây hại cho sức khỏe. Bởi bánh nướng được làm chín bởi nhiệt độ cao khi nướng trong lò nướng, sẽ làm biến đổi chất có trong các nguyên liệu làm bánh. Còn bánh dẻo, tuy không chịu nhiều tác động về nhiệt như bánh nướng, nhưng nó lại chứa khá nhiều đường, nên ăn nhiều cũng gây hại cho sức khỏe.
Những đối tượng hạn chế ăn bánh trung thu
Những người bị bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, thừa cân béo phì… nên hạn chế dùng bánh trung thu. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Việc ăn quá nhiều bánh trung thu, chất béo, chất đường... không chỉ gây tăng cân béo phì, mỡ máu, tiểu đường mà còn có thể khiến da bị nổi mụn và gây các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm họng... Đặc biệt, đối với một số bệnh, ăn bánh trung thu không kiểm soát sẽ dẫn đến nguy hiểm:
- Bệnh tiểu đường: Bánh trung thu ngọt và nhiều thành phần đường hóa học, rất không tốt đối với các bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh tiểu đường, bởi chỉ cần ăn một miếng nhỏ bánh trung thu cũng đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.
- Người bị sỏi mật, túi mật: Khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể bị viêm tụy cấp tính và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy nếu không cần thiết thì bệnh nhân sỏi mật, túi mật không nên ăn.
- Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, cholesterol cao và những bệnh khác liên quan đến tim mạch và mỡ trong máu: Những đối tượng này không nên dùng bánh trung thu bởi các loại bánh quá ngọt hay có các loại hạt khi ăn nhiều sẽ cản trở việc lưu thông máu, làm chậm chức năng hoạt động của tim hay thận.
Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 - 1.500mg, vượt qua mức 400mg hằng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
- Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: Bánh trung thu làm thúc đẩy quá trình bài tiết axit bởi cơ thể cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo có trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.
- Trẻ em và người cao tuổi: Là đối tượng đều có hệ tiêu hóa yếu và với lượng đường, chất béo lớn có trong bánh trung thu sẽ khiến hai đối tượng trên gặp các vấn đề không mong muốn.
- Phụ nữ mang thai: Việc hấp thu hàm lượng đường và chất béo cao có thể có các tác động xấu đến sản phụ, có thể gây các bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường... và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tiết chế, hoặc ăn một lượng nhỏ hợp lý để giải tỏa cơn thèm mà thôi.
Đối với nhóm đối tượng này nếu muốn ăn bánh nướng, bánh dẻo nên lựa chọn các sản phẩm dành cho người đái tháo đường và người cần ăn kiêng. Loại bánh trung thu này được làm với kích cỡ nhỏ và sử dụng đường ăn kiêng nên chỉ số đường và năng lượng rất thấp. Người đường máu cao vẫn có thể thưởng thức mà không lo ngại tăng đường huyết.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.