Vì sao bạn luôn thấy đói?
Bạn không ngủ đủ
Ngủ vô cùng ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn. Khoa học đã kết luận rằng khi mọi người không ngủ đủ giấc, hai hormone chính kiểm soát sự no và sự thèm ăn (tương ứng, leptin và ghrelin) sẽ thay đổi. Vì vậy, khi bạn không có đủ giấc ngủ, bạn sẽ có xu hướng muốn ăn nhiều hơn.
Do thời tiết
Sự sụt giảm nhiệt độ có thể sẽ kích hoạt hormone tâm trạng trong cơ thể bạn, gây ra sự thèm ăn và luôn cảm thấy đói. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những tháng mùa đông.
Khi bạn đói, sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cơn đói bắt đầu tiêu tan. Chính vì vậy mà các nhà hàng thường giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để kích tăng sự thèm ăn của khách hàng.
Ăn nhiều đường
Theo một nghiên cứu, ăn quá nhiều đường, đặc biệt là đường fructose sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều ghrelin hơn khiến bộ não hiểu sai, cho rằng cơ thể bạn đang đói
Căng thẳng kéo dài
Khoa học đã lý giải hiện tượng này như sau: khi cơ thể căng thẳng sẽ sản sinh ra nhiều cortisol hơn bình thường. Đây là một trong số các hormone kích thích đói. Nó chính là lý do khiến những người thường xuyên bị stess đói bụng thường xuyên. Thậm chí là mất khả năng kiểm soát lượng thực phẩm mình nạp vào cơ thể. Hơn nữa, căng thẳng cũng sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ – một trong những lý do đã đề cập ở trên...
Mang thai
Nhiều phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác đói, thèm ăn. Đây là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Ngoài thèm ăn, các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang mang thai là: chậm kinh, nhu cầu đi tiểu thường xuyên, bụng khó chịu, đau vú hoặc vú to lên…
Không ăn đủ protein trong ngày
Protein đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn, do có khả năng giảm đói giúp bạn tự động tiêu thụ ít calo hơn trong ngày. Protein hoạt động bằng cách tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no và giảm nồng độ các hormone kích thích cảm giác đói.
Bạn nên cung cấp đủ 1,25g protein/kg/ngày, nhiều loại thực phẩm khác nhau có hàm lượng protein cao, vì vậy không khó để bạn có đủ lượng protein cần thiết thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Bao gồm thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa… hoặc nguồn protein thực vật như các loại đậu, quả hạch, hạt, đậu phụ và ngũ cốc nguyên hạt… Lưu ý, protein có nguồn gốc động vật nên chiếm từ 30-50%.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...