Trà xanh và đường kính


Lá trà xanh có vị đắng tính hàn để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường kính cho vào trà xanh sẽ làm ức chế tính hiệu quả thanh nhiệt của trà và gây khó chịu cho tiêu hóa. 

Trà xanh và rượu


Có rất nhiều người thích uống trà sau khi uống rượu vì nghĩ rằng uống trà có thể giúp giải rượu, kích thích tiêu hóa thức ăn, lợi tiểu. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sau lầm bởi uống trà xanh sau khi uống rượu sẽ gây bất lợi cho thận. Trong thành phần của trà có chứa Theophylline có tác dụng lợi tiểu, còn chất acetaldehyde trong rượu lúc này chưa hoàn toàn được phân hủy. 

Khi sử dụng trà sau khi uống rượu sẽ khiến cho các chất acetaldehyde sẽ đi vào thận, kích thích thận gây ra tổn thương các chức năng của thận và sinh ra một loạt các triệu chứng khác như lạnh thận, tiểu dắt, đau tinh hoàn…

Trà và thuốc tây
Trong thành phần của trà có chứa Axit tannic kết hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc. Và các chất kích thích như caffeine và Theophylline trong lá trà làm suy yếu hoặc chống lại tác dụng an thần có chứa trong thuốc. Chính vì lý đó mà khi sử dụng thuốc tây bạn không nên dùng nước trà để uống mà hãy sử dụng nước lọc ấm.

Trà xanh và thịt dê


Thịt dê có rất nhiều tác dụng với cơ thể cơ thể khi chửa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt dê thì chúng ta không nên uống trà xanh. Bởi trong thịt dê chứa quá nhiều protein mà trà xanh có chứa axit tannic. 2 chất này sẽ phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón. 

Nếu sử dụng nhiều thì chất độc sẽ nằm sâu trong ruột và gây hại đến sức khỏe chúng ta. Do vậy, sau khi ăn thịt dê xong không nên lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống. Và tương tự với thịt dê thì chúng ta cũng tuyệt đối không nên uống trà xanh sau khi ăn thịt chó.

Uống trà cần lưu ý những điều sau:


- Tránh uống trà khi đói: Nếu không trà xanh sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh dẫn đến tình trạng khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…

- Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị oxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

- Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.

- Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng và nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. 

- Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.