Uống nước thế nào để tốt cho con? 4 lưu ý quan trọng mẹ bầu nhất định phải biết
Có một điều mà mẹ bầu nào cũng biết chính là em bé trong bụng phụ thuộc vào nước ối để có được dinh dưỡng. Vì trong quá trình mang thai, mẹ bầu không chỉ phải duy trì hệ tuần hoàn của bản thân mà còn phải đảm bảo thai nhi trong bụng cũng được cung cấp dinh dưỡng và các yếu tố khác để phát triển toàn diện. Như chúng ta đều biết, em bé trong bụng phụ thuộc vào nước ối để có được dinh dưỡng. Nước ối ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Đó là lý do các bác sĩ khuyên mẹ bầu phải uống nhiều nước hơn khi mang thai.
Ngoài ra, việc ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước. Vì vậy cần phải bổ sung nước. Uống nước cũng giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác khó chịu khi ốm nghén một cách hiệu quả.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia:
- Người bình thường cần uống khoảng 1500 ml nước mỗi ngày,
- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất duy trì lượng nước tối thiểu trên 1000 ml,
- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai thì cần phải uống từ 1500- 2000 ml nước mỗi ngày,
- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 cần giữ mức uống ở khoảng 1000 – 1500 ml mỗi ngày.
Việc uống nước tưởng chừng như quá đơn giản nhưng trên thực tế có những lưu ý cần phải biết khi mẹ bầu uống nước để con trong bụng có thể phát triển một cách tốt nhất:
Mẹ bầu hạn chế uống nước lạnh, cố gắng uống nước ấm
Trong giai đoạn mang thai, thân nhiệt của phụ nữ thường cao hơn bình thường nên nhiều chị em có xu hướng uống đồ lạnh, nước mát hoặc ăn kem để giải nhiệt,... nhưng đây là hành vi không nên.
Nhiều chị em còn thay thế nước lọc bằng một số thức uống khác như trà, cà phê, nước ngọt có ga… Tuy nhiên, đây là những loại có chứa đường vượt quá 5%, hoàn toàn không thích hợp cho mẹ bầu.
Loại nước tốt nhất cho mẹ bầu trong thời gian này là nước ấm khoảng 40 độ để không gây khó chịu, đồng thời cũng làm dịu cơn ốm nghén ở một mức độ nhất định nào đó.
Mỗi lần uống một lượng ít và chia ra uống nhiều lần
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều mẹ bầu hạn chế uống nước để tránh tiểu đêm. Thế nhưng việc nhịn uống nước sẽ không tốt cho thai nhi.
Trong trường hợp này, mẹ bầu nên uống mỗi lần một lượng ít, nhưng chia làm nhiều lần. Việc uống cách ra như vậy cũng sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ trong bụng. Nếu không muốn đi tiểu đêm, trước khi đi ngủ 2 tiếng mẹ bầu không cần phải uống nước nhưng đảm bảo số lượng nước uống trong ngày vẫn theo tiêu chuẩn là được.
Uống quá nhiều nước trong một lần
Vì hiểu được lợi ích của nước đối với sức khỏe mẹ và bé mà nhiều mẹ bầu cho rằng càng uống nhiều nước càng tốt. Thế nhưng cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt và trong trường hợp này cũng vậy.
Khi mẹ bầu uống quá nhiều nước trong một lần thì nước sẽ sớm bị thải ra ngoài mà chưa kịp ngấm vào cơ thể. Hơn nữa việc uống quá nhiều nước khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh liên tục, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bản thân và thai nhi như đã nói ở trên.
Không phải chỉ uống nước khi thấy khát
Uống nước là chuyện quan trọng, bạn không nên đợi bao giờ thấy khát thì mới uống. Vì khi cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã thiếu nước thì mới gửi đi thông điệp như vậy. Trong khi đó em bé trong bụng thì cần nước. Do đó, bạn nên duy trì thói quen uống nước thường xuyên thay vì chỉ uống khi khát..
Lịch uống nước chuẩn cho bà bầu (cốc 250ml)
Lần 1: Ngay sau khi ngủ dậy – nước ấm pha mật ong chanh uống để tráng ruột và đào thải cặn bã.
Lần 2: Trong khi ăn sáng – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn bún, miến, phở, mì có nước thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
Lần 3: Giữa buổi sáng – uống 1 cốc trong 20 phút để giữ tỉnh táo (nếu uống sữa hoặc nước hoa quả thì thôi)
Lần 4: Trước bữa trưa 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.
Lần 5: Trong bữa trưa – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
Lần 6: Giữa buổi chiều – uống 1 cốc trong 20 phút để cấp nước cho cơ thể (nếu uống sữa hoặc sinh tố/nước ép thì thôi).
Lần 7: Trước bữa tối 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.
Lần 8: Trong bữa tối – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
Lần 9: Giữa buổi tối – uống 1 cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể sau một ngày dài (nếu uống sữa thì thôi).
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.