Ung thư buồng trứng di căn thế nào?
Bệnh nguy hiểm nhưng những triệu chứng lại rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng cho hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
Gia đình có mẹ, chị/em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, bạn mang gene đột biến BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng cao hơn. Tuổi tác: ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đang dần trẻ hóa nhưng phổ biến hơn cả là ở nữ giới thời kỳ mãn kinh, ngoài 40 - 50 tuổi.
Trường hợp có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Nữ giới thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do lượng mỡ thừa sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen, làm mất cân bằng hormon. Nữ giới có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít, khoảng dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những người bình thường.
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu ít có biểu hiện, các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường tiêu hóa. Khi chị em gặp những biểu hiện dưới đây thì cần nghĩ ngay đến ung thư buồng trứng: thường xuyên đau lưng, đau bụng dưới hoặc vùng chậu, đầy hơi, buồn nôn và nôn, đi tiểu liên tục, đau khi “yêu”, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường...
Quá trình di căn do ung thư buồng trứng
Bệnh ung thư buồng trứng thường không được phát hiện sớm. Chỉ đến khi nó đã lan rộng ra khung xương chậu và vùng bụng thì bệnh nhân mới biết. Đây cũng là lúc bệnh đã có biến chứng và bắt đầu di căn. Nếu không được điều trị kịp thời, phụ nữ bị ung thư buồng trứng không chỉ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh mà còn có nguy cơ tử vong cao.
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn 3 là giai đoạn đã xuất hiện yếu tố di căn. Các tế bào ung thư buồng trứng sau khi hình thành trong buồng trứng ở một thời gian nhất định sẽ dần dần lớn lên và bắt đầu tách ra khỏi buồng trứng để xâm lấn vào các mô và cơ quan khác theo một quá trình cụ thể được gọi là quá trình rụng.
Một khi tế bào ung thư đã rụng xuống, các tế bào bắt đầu sự gieo mầm của chúng để phát triển tại thành bề mặt của màng bụng. Dần dần, sự gieo mầm trong ổ bụng tập trung lại và lớn dần lên, đó chính là hiện tượng cổ trướng. Hiện tượng cổ trướng khiến cho người phụ nữ bị trướng phần bụng, bị phù nề ở phần chân tay hay cơ mặt.
Những tế bào ung thư này có thể tiến sâu vào cơ thể và đi đến theo hai đường là đường mạch máu và hệ bạch huyết. Nếu đi theo đường máu, tế bào này đến những bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi, xương tạo nên những khối u nhú khác tại đó. Còn khi xâm nhập vào hệ bạch huyết, tế bào ung thư có thể di căn hạch khiến cho hạch sưng to đau đớn cho người bệnh.
Điều trị ung thư buồng trứng
Không chỉ ung thư buồng trứng mà tất cả các bệnh ung thư khác nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Riêng với bệnh ung thư buồng trứng thì nếu mới chớm bị bệnh mà bệnh nhân được phát hiện thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ là 94%. Và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư buồng trứng ở những người trẻ sẽ cao hơn phụ nữ trên 65 tuổi.
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn tiến triển ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Phẫu thuật và hóa trị liệu là 2 phương pháp thường được chỉ định.
Đối với phẫu thuật, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ cả 2 buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung cũng như các hạch bạch huyết gần đó. Điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn rất sớm có thể chỉ bao gồm loại bỏ 1 bên buồng trứng và ống dẫn trứng của nó có thể bảo toàn khả năng sinh con trong tương lai cho nữ giới.
Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt hoàn toàn khối u còn sót lại trong cơ thể.
Điều quan trọng nhất là khi thấy có các dấu hiệu khác thường thì phụ nữ nên đi khám bệnh để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.