Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguy hại của bệnh đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ khoảng 12-18% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.

Bệnh thường xuất hiện vào tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 25. Một số chị em phụ nữ hiện nay vì e ngại trong việc thăm khám nên khi có dấu hiệu buồng trứng đa nang thường bỏ qua mà không điều trị. Liệu điều này có ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này hay không?

Đa nang buồng trứng là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn.

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ testosterone và LH,  những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 - 10 nang < 10mm) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.

Các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính xác chưa được biết, nhưng các yếu tố nguy cơ đã được xác định. Yếu tố di truyền khá rõ khi thường thấy ở phụ nữ mà có mẹ hay chị gái cũng bị buồng trứng đa nang.

Buồng trứng đa nang có thể xảy ra ở tuổi rất trẻ (11 tuổi). Nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe khác: 50% sẽ bị đái tháo đường trước 40 tuổi, nguy cơ bị  đột quỵ tim tăng hơn so với người cùng tuổi, dễ bị cao huyết áp; cholesterol, mỡ trong máu cao và dễ bị ngưng thở khi đang ngủ.

Do mất cân bằng nội tiết, androgen làm suy yếu các nang noãn (trứng) khiến chúng tuy phát triển nhưng không thể trưởng thành (chất lượng trứng không tốt) và hiếm khi có hiện tượng rụng trứng xảy ra.

Các nghiên cứu cũng cho thấy sự liên quan giữa insulin và buồng trứng đa nang. Insulin là nội tiết kiểm soát sự thay đổi của đường, tinh bột và thức ăn giàu năng lượng khác để sử dụng và dự trữ. Mức insulin cao quá mức sẽ làm gia tăng sản xuất androgen dẫn đến mụn trứng cá, rậm lông, tăng cân và rối loạn rụng trứng.

Hình ảnh siêu âm của bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Không có biểu hiện rõ ràng

Các dấu hiệu của hội chứng này thường không rõ ràng và khiến chị em phụ nữ dễ bỏ qua. Tuy nhiên, khi nhận thấy một trong những điều bất bình thường dưới đây, bạn có thể nhanh chóng liên tưởng ngay đến căn bệnh đa nang buồng trứng.

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Khoảng 90% phụ nữ thiểu kinh có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.

Trên thực tế thông thường, sau vài năm dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ đi vào ổn định. Nếu thường xuyên có những chu kỳ kinh bất thường, ngắn dưới 25 ngày hoặc dài quá 35 ngày, nhất là những chu kỳ kinh dài và ra máu ít thì có thể đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Rậm lông, mụn, rụng tóc: Sự tích tụ nhiều hormon nam trong cơ thể sẽ kích thích sinh nhiều lông ở những vị trí như ria mép, ngực, chân tay, bụng... Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố sẽ dẫn đến thay đổi trên làn da. Da dầu, nhiều mụn có thể là dấu hiệu bệnh đa nang buồng trứng.

Béo phì: Ở những phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng, hormon insulin sẽ dư thừa so với nhu cầu cơ thể nên vấn đề tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn của nhóm phụ nữ này gặp rắc rối. Họ có thể dễ dàng bị béo phì hơn mặc dù không ăn nhiều. Theo thống kê 30-50% phụ nữ buồng trứng đa nang bị béo phì. Để xác định tình trạng béo phì người ta dựa vào chỉ số BMI (>25) hay tỉ số vòng eo/vòng mông. Một số nghiên cứu cho rằng béo phì cũng có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của buồng trứng đa nang. Cân nặng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy các triệu chứng buồng trứng đa nang biểu hiện trên lâm sàng. Kiểm soát cân nặng có thể giúp cải thiện tiên lượng của hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều trị như thế nào ?

Hiện nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho buồng trứng đa nang nhưng đã điều trị được những rắc rối do buồng trứng đa nang gây ra.

Nếu ở bệnh nhân không có nhu cầu có  con, có thể dùng một số thuốc nội tiết để làm giảm các triệu chứng của hội chứng này như kinh không đều, rậm lông... hay ngăn ngừa sự xuất hiện của một số nguy cơ lâu dài sau này. Tuy nhiên sau khi ngưng thuốc các triệu chứng có thể sẽ trở lại như ban đầu.

Nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị vô  sinh thì việc giảm cân đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của phương thức điều trị. Dùng các loại thuốc kích thích sự phát triển nang noãn. Bên cạnh các phương  thức điều trị nội khoa, có thể tiến hành mổ nội soi đốt điểm trên bề mặt buồng trứng. Với trường hợp điều trị trên thất bại các bác sĩ tư vấn sử dụng các biện pháp khác, chẳng hạn như thụ tinh nhân tạo IVF.

Tóm lại, buồng trứng đa nang là một  hội chứng thường gặp do không rụng trứng. Triệu chứng của hội chứng này thay đổi rất nhiều tùy thuộc từng bệnh nhân. Với trường hợp chưa có gia đình, vẫn có kinh tuy không đều chỉ cần khám và theo dõi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần. Nếu sau khi lập gia đình một đến hai năm mà không có thai nên khám sớm và người bệnh không nên quá lo lắng.

Theo BS CKI. Trần Hạnh/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

7 triệu chứng của u nang buồng trứng mà bạn không nên bỏ qua

Hãy hình dung u nang buồng trứng như những “nốt mụn” của hệ sinh sản: hầu hết là lành tính,...

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ.Dưới đây...

Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống tốt không chỉ tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư buồng trứng, còn...

Cách kiểm tra buồng trứng còn khỏe mạnh không, mẹ nào chuẩn bị có bầu thì đọc ngay

Như tất cả các bộ phận trên cơ thể, buồng trứng cũng có tuổi và bị lão hóa. Dưới đây...

Bác sĩ trả lời: Bà bầu mang thai tháng thứ 6 có nên quan hệ không?

Mang thai ở tháng thứ 6 có nên quan hệ tình dục không là thắc mắc của không ít bà...

Ham ăn thịt nướng lúc mang thai, mẹ bật khóc ngay trên bàn đẻ khi con chào đời

Đến ngày em bé chào đời, chị Trần có chút lo lắng nhưng vẫn hy vọng các chẩn đoán của...

Phòng bệnh Rubella khi mang thai

Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức - là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut...

Tin mới nhất

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

10 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản mùa hè dân thành phố "săn lùng" khắp nơi,...

10 giờ trước

5 thực phẩm giúp tóc suôn mượt, dài nhanh cấp tốc lại chẳng lo xơ rối hay gãy rụng

11 giờ trước

Những lưu ý khi ăn dưa hấu

11 giờ trước

Hướng dẫn cách làm sữa chua phô mai dẻo

11 giờ trước

Mẹo hay từ tuýp kem đánh răng, nhiều người thắc mắc tại sao lại bôi kem đánh răng lên lược?...

14 giờ trước

Luộc thịt không cần nước, áp dụng ngay cách này để thịt chín mềm và thơm ngon đến không ngờ

14 giờ trước

Mẹo chọn vải ngon 'bách phát bách trúng' của mẹ đảm làm hội chị em cảm ơn rối rít

2 ngày 9 giờ trước

Thịt gà và trứng: Thực phẩm nào giàu protein hơn?

2 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình