Hàng tháng đưa cho con 24 triệu đồng

Cuộc sống của nhiều người già không bình yên vì vướng phải những bất hòa với con cái. Đó cũng là câu chuyện mà bà Lâm gặp phải trong khoảng thời gian sống cạnh con cái.

Người phụ nữ này và chồng chỉ có 1 người con trai duy nhất. Từ khi còn trẻ, bà đã rất vất vả, lam lũ để có thể nuôi con ăn học, nên người. Tuy nhiên, vì thu nhập không cao nên bà Lâm và chồng không giàu có mà chỉ đủ sống. Bà vẫn luôn tự hào vì những cố gắng, nỗ lực của 2 vợ chồng suốt thuở trẻ.

Khi con trai lớn khôn và quyết định lập gia đình, 2 vợ chồng bà Lâm không có đủ kinh tế để mua cho con 1 ngôi nhà mới. Bởi vậy, bà chỉ có thể lo toan công việc cưới xin, cỗ bàn cho con và đưa con 1 khoản tiền nho nhỏ để đặt cọc trước ngôi nhà. Số còn lại, 2 vợ chồng con trai bà Lâm tự lo toan và mua được 1 căn nhà nho nhỏ ở quê nhà.

Dù đã có tuổi, cụ bà U70 vẫn cố gắng đi làm.

Sống cạnh con cái, cụ bà U70 vô cùng yên tâm và hạnh phúc. Tuy nhiên, kể từ ngày con trai kết hôn, bà luôn áy náy, suy nghĩ vì không thể mua cho con 1 căn nhà mới. Bởi vậy, bà luôn muốn tiếp tục đi làm, tiết kiệm tiền và đưa cho con hàng tháng để con bớt đi gánh nặng tài chính.

Cuối cùng, cả bà Lâm và chồng đều quyết định đi tìm công việc làm thêm để có thu nhập giúp sức các con. Dù ngoài 60 tuổi nhưng họ vẫn vô cùng khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên dễ tìm công việc ưng ý. Bà Lâm làm tạp vụ tại 1 cửa hàng nhỏ gần nhà, trong khi đó chồng bà làm bảo vệ cho 1 tòa nhà văn phòng. Hàng tháng, cả 2 vợ chồng bà Lâm tiết kiệm được 7.000 NDT (24 triệu đồng) và đều đưa hết cho con trai. Bà luôn nghĩ rằng mình làm vậy thì con trai, con dâu sẽ bớt vất vả.

Chứng kiến cách cư xử của con dâu, cụ bà nói 1 câu sâu cay

Những tưởng cụ bà U70 sẽ được “hưởng thái bình”. Thế nhưng trên thực tế, dù đi làm vất vả nhưng bà Lâm còn phải suy nghĩ rất nhiều về cách cư xử của con dâu. Con dâu bà từ khi sinh con vẫn không đi làm, chỉ ở nhà nghỉ ngơi. Thậm chí, khi con lớn, người này còn thường xuyên nhờ ông bà Lâm chăm sóc, còn mình thì thường tụ tập bè bạn, làm đẹp…

Không chỉ vậy, sau 1 lần cháu bé vô tình vấp ngã và bị thương, con dâu còn to tiếng với bà Lâm. Người này nói rằng bà không chú ý chăm sóc cháu nội nên mới sinh ra cơ sự ấy. Thậm chí, khi cháu nhập viện, con dâu còn không muốn để bà Lâm tới viện chăm sóc, thường tỏ thái độ khó chịu, giận dữ.

Bà Lâm vừa phải đi làm vất vả, ngày nghỉ lại phải chăm cháu, nhưng con dâu không hề thấy cảm kích. Ngược lại, cô ấy còn vô cùng khó chịu, có thái độ không tốt với bố mẹ chồng.

Sau khoảng nửa năm những chuyện ấy tiếp diễn, 1 ngày, bà Lâm gọi con dâu đến và tâm sự. Bà nói rằng con nên nhìn nhận lại mọi vấn đề, kể từ việc bố mẹ muốn giúp đỡ các con nên đi làm thêm kiếm tiền hàng tháng tới việc không kể công chăm sóc cháu nhỏ. Bà thẳng thắn: “Nếu như con không thể đối xử tốt với bậc phụ huynh, chắc chắn sau này con của con cũng làm điều tương tự với con”. Đây là lời bà Lâm muốn cảnh tỉnh cho con dâu, để con xem xét lại thái độ của mình khiến con dâu ngậm ngùi cúi mặt.

Bà Lâm cố gắng giúp đỡ con cái hết sức nhưng con dâu không trân trọng.

Kể từ sau chuyện đó, bà Lâm cũng không đưa tiền cho con mỗi tháng. Bà giữ tiền đó làm tiền tiết kiệm để phòng lúc 2 vợ chồng đau yếu, bệnh tật. Con dâu bà Lâm có vẻ cũng đã thay đổi, không còn thái độ khó chịu, lễ phép và tôn trọng bố mẹ hơn.

Người làm cha làm mẹ, dù có thương con thế nào cũng không nên chiều chuộng quá mức để chúng sinh hư. Cha mẹ khôn ngoan thường để con tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình thay vì lo lắng cho con thái quá.