Rạn da trong thời kỳ mang thai là tình trạng xuất hiện các vết rạn đỏ, trắng hoặc bạc trên nhiều vùng da. Bà bầu có thể bị rạn da tại các vị trí bụng, ngực, hông, mông, đùi. Nếu bạn có cha, mẹ, ông bà hoặc người thân bị rạn dạ, bạn cũng có nguy cơ bị rạn da trong thời kỳ mang thai.

Ngăn ngừa nguy cơ rạn da ở bà bầu

Kiểm soát cân nặng

Một trong những cách hữu hiệu ngăn ngừa rạn da hiệu quả ở bà bầu chính là kiểm soát cân nặng khoa học. Rạn da ở bà bầu sẽ xuất hiện nhanh, tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển cân nặng. Do đó, bà bầu cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng kết hợp cùng lịch tập luyện, vận động cơ thể đều đặn hàng ngày.

Bổ sung nước đầy đủ

Bà bầu cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và duy trì trong suốt thai kỳ. Bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu sẽ giúp cơ thể không bị mất nước, làn da căng mịn và ngăn ngừa nguy cơ rạn trong giai hai giai đoạn tam cá nguyệt sau.

Bà bầu nên uống nước đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ rạn da - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu sử dụng các đồ uống chứa cafeine như cà phê, trà đặc hoặc các thức uống khác có thể làm gia tăng nguy cơ rạn da ở bà bầu. Nếu bà bầu uống cà phê, hãy cân bằng cơ thể bằng nước lọc hoặc các loại trà thảo mộc khác.

Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Tình trạng rạn da ở bà bầu cũng có thể xảy ra nghiêm trọng nếu cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho làn da sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng phổ biến này. Các chuyên gia cho biết chế độ ăn uống ngừa nguy cơ rạn da ở bà bầu cần đảm bảo các nguồn vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, protein.

Vitamin C là dưỡng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen – thành phần đóng vai trò duy trì độ đàn hồi của da. Bà bầu nên tích cực ăn các loại rau củ quả, trái cây họ cam quýt để bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên.

Thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến da bà bầu xuất hiện nhiều vết rạn - Ảnh minh họa: Internet

Đối với dưỡng chất vitamin D, nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì lượng vitamin D khỏe mạnh trong cơ thể sẽ giảm nguy cơ bị rạn ra ở bà bầu. Thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Nguyên tố kẽm cũng góp phần duy trì làn da khỏe mạnh ở bà bầu. Kẽm còn có tác dụng giảm viêm, giúp vết thương nhanh lành. Bà bầu nên tích cực ăn các thực phẩm giàu kẽm như cá, các loại hạt để bổ sung kẽm cho cơ thể.

Những cách trị rạn da cho bà bầu

Bôi dầu dừa ngay từ những tháng đầu mang thai

Theo Heathline, thành phần dầu dừa giúp làm mềm, đảm bảo độ ẩm và duy trì độ đàn hồi cho làn da bà bầu. Hàm lượng axit lauric trong dầu dừa cũng thúc đẩy quá trình hấp thu sâu dưỡng chất vào các lớp da, tác động tích cực đến quá trình sản xuất collagen trong cơ thể.

Bôi dầu dừa là cách trị rạn da phổ biến được nhiều bà bầu áp dụng - Ảnh minh họa: Internet

Ngay từ tháng thứ tư của thai kỳ, bà bầu có thể dùng dầu dừa bôi lên các vùng da có nguy cơ bị rạn như bụng, đùi, ngực, hông…Thường xuyên bôi dầu dừa hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và trị các vết rạn hiệu quả đối với làn da bà bầu.

Hỗn hợp trị rạn da từ nha đam, quả lê  

Hỗn hợp nha đam lô hội cũng có tác dụng trị rạn da cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Ít ai biết, các tinh chất từ nha đam và quả lê cũng có tác dụng trị rạn da hiệu quả cho bà bầu. Khi da có dấu hiệu xuất hiện các vết rạn, bà bầu hãy xay nhuyễn một miếng nha đam, một quả lê kết hợp cùng 3 muỗng dầu ô lưu, 4 viên nang vitamin E. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên vị trí các vùng da bị rạn.  Sau 20 phút, rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn khô thấm sạch.

Bôi lòng trắng trứng gà

Bà bầu cũng có thể bôi lòng trắng trứng gà để trị mờ vết rạn - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có có thể tách lòng trắng trứng gà bôi lên vết da bị rạn, đợi khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Các dưỡng chất trong lòng trắng trứng cũng có tác dụng làm mờ các vết rạn da hiệu quả ở phụ nữ mang thai.