Bệnh nhân nhập viện Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, tay sưng, tím và đau đớn nặng nề.

Trước đó, người bệnh tự điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm. Sau khi thăm khám kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm mô bào ở ngón tay do nhiễm khuẩn tụ cầu- là một loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Streptococcus gây ra trong quá trình nặn mụn.

Viêm mô tế bào là gì?

Viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau; sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp vùng da ở chi thể đặc biệt là chi dưới. Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng, cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.

Viêm nhiễm ở đầu ngón tay do vi khuẩn cần được chăm sóc đúng cách

Nguyên nhân gây viêm mô tế bào

Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập, thường gặp tụ cầu vàng (Streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus)…bình thường chúng xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da… các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng.

Có nhiều loại viêm mô tế bào khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh. Một số loại theo vị trí bao gồm:

- Viêm mô tế bào quanh mắt.

- Viêm mô tế bào mặt, phát triển quanh mắt, mũi và hai bên má.

- Viêm mô tế bào vú.

- Viêm mô tế bào quanh hậu môn.

Ở người lớn thường gặp viêm mô tế bào ở chi thể, trong khi trẻ em có xu hướng phát triển bệnh ở mặt hoặc cổ.

HÌnh ảnh viêm mô tế bào mu bàn tay

Các triệu chứng của viêm mô tế bào

Bệnh thường có các triệu chứng như:

- Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương

- Da mềm sưng, nóng, đỏ, căng bóng

- Vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh

- Tạo mủ và áp xe

- Sốt

Trong trường hợp nặng người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như:

- Ớn lạnh.

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mê sảng.

- Đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi.

- Các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa

- Buồn ngủ.

- Hôn mê.

- Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da.

- Có nhiều phồng rộp da.

Nếu như phát hiện vết thương hở, vết trầy xước bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách.

Các biến chứng nghiêm trọng viêm mô tế bào

- Áp xe tại chỗ: Trong trường hợp này cần trích rạch, tháo mủ.

- Nhiễm trùng máu: do vi khuẩn xâm nhập vào máu và cần phải điều trị nhanh chóng. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm sốt, tim đập nhanh, thở nhanh, huyết áp thấp, chóng mặt khi đứng lên, giảm lượng nước tiểu và da đổ mồ hôi, xanh xao và lạnh.

- Nhiễm trùng ở các vùng khác: trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn đã gây ra viêm mô tế bào lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả cơ, xương hoặc van tim. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị hiệu quả có thể ngăn ngừa các biến chứng

Phòng ngừa viêm mô tế bào

Phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn da. Những việc nên làm để chăm sóc cơ thể, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

- Vệ sinh da thường xuyên sạch sẽ, vệ sinh thật cẩn thận các vết trầy xước ngoài da ngay khi phát hiện.

- Các bước chăm sóc khá đơn giản: Chỉ cần lau rửa vết thương thường xuyên bằng nước sát khuẩn hoặc nước sạch, nước muối sinh lý; sử dụng thuốc bôi để vùng da tổn thương nhanh lành hơn (theo đơn hướng dẫn của bác sĩ).

Đối với vết thương nghiêm trọng, vết mổ thì nên băng lại để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Các bước vệ sinh, thay băng y tế là vô cùng quan trọng, cần thực hiện hàng ngày và đúng nguyên tắc.

- Nếu như phát hiện vết thương hở, vết trầy xước bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách.

- Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các điều kiện thuận lợi, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo, nhằm hạn chế các biến chứng.

- Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố, nâng cao sức đề kháng.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị.

- Áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

- Môi trường làm việc, sinh hoạt ăn, ở luôn đảm bảo thoáng mát và thông khí hợp lý.