Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm. Nếu bạn có nguy cơ cao hơn, việc tiêm phòng cúm là đặc biệt quan trọng. Khi tiêm vaccine, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và có thể phải nhập viện hoặc nguy hiểm tính mạng vì cúm.

Một số trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc cúm nặng hoặc gặp biến chứng do cúm:

  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con dưới 2 tuần
  • Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt cao hơn với trẻ dưới 2 tuổi, với tỷ lệ nhập viện và nguy hiểm tính mạng cao nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
  • Người mắc bệnh nền như hen suyễn, phổi, thận, tim mạch...
  • Những người dưới 19 tuổi đang dùng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate lâu dài
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật (chẳng hạn người nhiễm HIV/AIDS hoặc một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu) hoặc do thuốc (chẳng hạn người đang điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư hoặc người mắc bệnh mạn tính cần dùng corticosteroid mạn tính hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ thống miễn dịch)
  • Những người đã bị đột quỵ
  • Những người bị khuyết tật nhất định - đặc biệt là trường hợp có thể gặp vấn đề về chức năng cơ, chức năng phổi hoặc khó ho, nuốt hoặc làm sạch chất lỏng từ đường thở.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm vaccine phòng cúm hàng năm, bắt đầu ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng là phải tiêm phòng hàng năm.

Ngoài việc tiêm vaccine cúm, những trường hợp trên nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hàng ngày, bao gồm tránh xa người bị bệnh, che miệng khi ho và rửa tay thường xuyên.