Trứng nào bổ nhất trong 4 loại 'gà, vịt, ngỗng, chim cút', hầu như ai cũng hiểu sai
Chúng ta vẫn quan niệm rằng trứng gà bổ nhất, sau đó thì đến loại trứng to, dĩ nhiên quả bé nhất thì hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất, nhưng sự thực có phải vậy hay không?
Để so sánh dinh dưỡng của trứng gà, trứng cút, trứng vịt và trứng ngỗng thì thấy rằng, mỗi loại trứng lại có thế mạnh khác nhau. Cụ thể, khi phân tích giá trị dinh dưỡng của các loại trứng, các nhà nghiên cứu căn cứ vào những tiêu chí bao gồm protein, chất béo, khoáng chất và các loại vitamin.
1, Về tiêu chí protein
Trứng là thực phẩm giàu protein chất lượng cao, có thể được cơ thể con người hấp thụ và sử dụng, bởi mô hình protein của trứng rất gần với mô hình protein và axit amin của cơ thể con người.
Một quả trứng gà thông thường chứa khoảng 7g protein chất lượng cao. Giữa trứng ngỗng và trứng gà thì sự khác biệt về protein chỉ khoảng 10%.
Kết quả phân tích còn cho thấy, protein của trứng vịt cũng nhỉnh hơn trứng gà. Đặc biệt, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng trắng trứng vịt có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Salmonella cao hơn so với trứng gà.
2, Về chất béo
Trứng ngỗng lại nhỉnh hơn trứng gà và trứng vịt ở tiêu chí chất béo. Những ai mà e ngại chất béo thì trứng ngỗng không sẽ không phải sự lựa chọn của họ. Trong số các loại trứng phổ biến thì trứng ngỗng giàu chất béo nhất.
3, Tiêu chí về vitamin và khoáng chất
Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin A. Các vitamin tan trong chất béo khác như vitamin D, vitamin E, và vitamin K có thể nói là các loại trứng tương đương nhau. Ở các khía cạnh khác, các loại trứng giống nhau về nhiều loại khoáng chất.
Dù sự khác biệt không lớn lắm, nhưng trứng cút lại có ưu điểm lớn hơn nhờ hàm lượng vitamin nhóm B cao hơn. Mỗi loại trứng đều có những ưu điểm riêng, mọi người có thể xem xét từ các khía cạnh khác như giá cả, dưỡng chất mà mình cần, từ đó chọn ra loại trứng có lợi thế dinh dưỡng mà mình cần.
Với các loại trứng ít gặp hơn như trứng chim bồ câu, trứng đà điểu, trứng rùa vỏ mềm, lý do quan trọng nhất khiến chúng có giá cao là sản lượng ít, cũng chính vì khan hiếm nên chúng mới đắt hơn bình thường, chứ không phải là vì giá trị dinh dưỡng cao nên mới đắt.
Ăn trứng bao nhiêu là đủ?
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng, những người khỏe mạnh nên ăn từ 3 - 6 quả trứng mỗi tuần. Cụ thể:
- Trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng chỉ nên ăn khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo
- Trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
- Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
- Người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
- Người cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng, tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.
Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại. Dựa vào những phân tích trên thì từ giờ mọi người có thể tùy chọn loại trứng phù hợp theo nhu cầu rồi nhé.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?