Tôi là con út trong gia đình có 3 anh em trai. Mẹ tôi mất sớm, vì thương các con, cha tôi không lấy vợ mà chấp nhận cảnh gà trống nuôi con. Ông bảo, ông sợ cảnh “bánh đúc có xương” rồi lại làm hỏng cuộc đời các con. Chính vì vậy mà ông chỉ đôi ba lần "già nhân ngãi" với người cùng cảnh ngộ chứ không gắn bó với ai. Cứ thế, chúng tôi lớn lên và trưởng thành trên đôi vài gầy của cha.

Nói thực, dù đã ngoài 60 nhưng cha tôi vẫn lịch lãm, lãng mạn, yêu thơ, say mê thể thao, thích tụ tập bạn bè, con cháu vui chơi, đàn hát. Cha tôi lại rất hợp tính với vợ tôi nên khi vợ tôi sinh con bé thứ hai, cô ấy rất yếu, những lúc tôi phải đi công tác xa, cha tôi giống như người mẹ, tận tình chăm sóc con dâu và cháu. Nhiều lần chứng kiến cha tôi nấu ăn, đi chợ mua đồ về tẩm bổ cho con dâu mà tôi xúc động vô cùng. Làm chồng nhưng tôi chưa một ngày lo cho cô ấy được như thế. Vì lý do công việc, tôi thường xuyên vắng nhà. Còn vợ tôi sống không quá nặng nề về vật chất và đặc biệt rất yêu thơ văn.

Ảnh minh họa: Internet

Nhưng sai lầm của tôi là chỉ đúng một nửa khi cảm nhận về vợ mình. Đúng, cô ấy không tham lam, không trọng tiền bạc, nhưng đời sống tinh thần của em thế nào, từ khi lấy nhau, tôi lại chẳng hề quan tâm. Sau khi sinh con được 5 tháng tôi thấy vợ mình trầm tính hơn hẳn. Em tránh chuyện vợ chồng gần gũi với đủ mọi lý do. Rồi em bất ngờ làm thơ, in thành tập, có nhà xuất bản hẳn hoi mà không hề nói chuyện ấy với tôi. Tôi có thắc mắc thì cha tôi lại một mực bênh con dâu.

Nhưng rồi bi kịch ập đến với gia đình tôi, ngay tại căn nhà đã từng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười. Cách đây 1 tháng, tôi đi công tác nhưng do gặp vấn thời tiết, chuyến bay hoãn. Trở về nhà, đêm đã khuya, các con ngủ hết. Tôi không tin vào mắt mình khi chứng kiến, người cha mà tôi hết mực yêu thương, kính trọng, đang cùng vợ tôi say sưa đọc thơ. Trong ánh đèn mờ tại phòng ngủ, cả hai đang ân ái, say mê quên hết sự đời. Tôi choáng váng không thể tin vào mắt mình nhưng cũng chẳng đủ can đảm xông vào chứng kiến cảnh loạn luân ấy.

Vợ tôi vốn là người nhạy cảm nên khi thấy tôi về phòng cô ấy đoán ngay ra mọi chuyện. Còn cha tôi trốn biệt trong phòng. Cô ấy đã quỳ gối xin tôi tha thứ, cầu xin tôi đừng thù oán cha mình. Lúc ấy, tôi như một con thú điên. Tôi ước gì có thể xé nát em ra hàng trăm mảnh.

Ảnh minh họa: Internet

Từ ngày ấy, tôi sống như một thằng bất cần đời. Tôi sợ hãi khi phải trở về căn nhà của mình. Tôi đau đớn vô cùng và không biết phải làm sao để đối diện với hai kẻ loạn luân cũng là hai người mà tôi yêu thương nhất.

Có lẽ, câu chuyện này không phải là hiếm, nhất là trong một gia đình có nhiều thế hệ chung sống hiện nay. Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ Hạnh phúc) chia sẻ, người chồng trong câu chuyện này đang bị giằng xé giữa lương tâm, trách nhiệm và đạo đức, tự trọng. Tuy nhiên, anh chồng đã bình tĩnh xử lý, cố sức chịu đựng bi kịch để không gây ra một bi kịch nặng nề hơn.

Quả thực mà nói, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều trường hợp đau lòng như vậy. Khi mối quan hệ loạn luân bị phơi bày, thì cả gia đình ai cũng phải chịu những đau đớn, tủi nhục và oán hận. Nhưng trong tình huống này, người tủi nhục nhất có lẽ chính là người cha. Bởi, ông đã dành cả cuộc đời vì những đứa con. Hy sinh đi hạnh phúc vốn có của mình nhưng đến cuối đời chính ông lại hủy hoại chúng. Người vợ sẽ ân hận đấy, ân hận vì một chút xao lòng, cô ấy đã không giữ được phẩm hạnh, phản bội chồng, xúc phạm đạo lý của gia đình, để cả nhà rơi vào bi kịch.

Nhưng để tấn bi kịch này ập đến, lỗi lớn nhất lại chính là người chồng. Chính anh đã bỏ mặc cảm xúc của người vợ. Công việc, những mối quan hệ xã hội, con cái, gia đình đã lấn át khiến anh trở thành một người chồng vô tâm, chẳng biết vợ mình đang cần gì và thiếu những gì. Vợ anh còn quá trẻ, cô ấy rất thiếu thốn tình cảm. Lúc này, ai chẳng động lòng trước sự quan tâm đặc biệt từ cha chồng. Với anh, hàng tháng mang lương về cho vợ như thế là đủ. Nhưng với cô ấy, tình cảm mới là thứ quan trọng nhất. Vẫn biết, mối quan hệ ấy nghìn lần sai trái và không gì có thể rửa sạch, nhưng anh cũng nên nhìn lại chính bản thân mình. Khi phân tích nguyên nhân một cách sáng suốt thì anh sẽ dám đối diện với sự thật.

Rơi vào bi kịch này, tốt nhất là anh nên thẳng thắn nói chuyện với vợ mình, ba mặt một lời có lẽ sẽ dễ giải quyết hơn là chạy trốn. Cả đời phải sống trong những day dứt, đau đớn. Và hơn hết không đưa cha anh vào câu chuyện này nữa. Nếu như anh vẫn yêu vợ và chấp nhận sống chung với mọi rào cản thì cho vợ cơ hội sửa đổi sau đó chuyển ra ngoài ở riêng. Còn tình hình không thể tiến triển thì hãy cho nhau lối đi riêng. Dù đau đớn nhưng vẫn phải cương quyết, thà đau một lần.