Trọn bộ thực đơn 30 ngày ăn dặm đầu tiên của mẹ bỉm sữa tuổi 19, mẹ không phải vắt óc suy nghĩ mỗi ngày
Làm mẹ khiến cho người ta có thể thay đổi bản thân, có thể hy sinh tất cả để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Và chị Dương Thị Kiều Oanh cũng là một bà mẹ như thế.
Tuy còn rất trẻ - làm mẹ ở tuổi 19 nhưng chị đã hàng ngày cố gắng để trở thành một bà mẹ tuyệt vời nhất trong mắt con yêu.
Chị chia sẻ: "Từ khi có con, mọi thứ đã thay đổi, em làm gì cũng nghĩ đến con đầu tiên và luôn muốn cho con những điều tốt nhất có thể. Mỗi ngày được bên con đều là những ngày vui và chứa nhiều kỉ niệm trong em. Trong vô vàn những kỉ niệm đó, em không thể nào quên được tháng đầu tiên con trai ăn dặm".
Hiện tại bé Lê Dương Minh Khải - con trai chị Oanh được 9 tháng, hai mẹ con chị đang dần vượt qua giai đoạn ăn dặm một cách nhẹ nhàng nhất.
Chị kể lại: "Sau khi tìm hiểu và nắm rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm, em chọn phương pháp ăn dặm 3in1 để áp dụng cho con. Đó là phương pháp ăn dặm kết hợp của 3 phương pháp: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé chỉ huy, ăn dặm truyền thống. Lúc đó, con em được 5 tháng 20 ngày tuổi".
Giai đoạn đầu, chị Oanh chỉ cho con ăn dặm kiểu Nhật, vì muốn tạo điều kiện cho con được nếm từng mùi, từng vị của mỗi loại thức ăn và giúp mẹ kiểm soát được sở thích, phản ứng thức ăn của con.
Từ giai đoạn tiếp theo, chị Oanh linh động đổi phương pháp ăn dặm. Sáng thì chị cho con ăn theo kiểu BLW (ăn dặm chỉ huy) để con phát triển kỹ năng cầm nắm, chủ động hơn trong việc ăn uống và xử lý thức ăn.
Hôm nào mẹ bận thì cho con ăn dặm truyền thống. Bé ăn theo phương pháp này giúp mẹ rút ngắn thời gian chuẩn bị, con nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong 1 bữa ăn nhưng lại nhanh chán.
Khi con mới bước vào giai đoạn ăn dặm, chị Oanh cũng gặp phải một số khó khăn.
Chị tâm sự: "Mới bắt đầu ăn, con có vẻ con không hợp tác lắm, vì em bón cho con nhưng con toàn nhè ra không chịu nuốt. Lúc đó, em cũng luống cuống lắm, chẳng biết làm thế nào. Rồi em tự động viên bản thân rằng con còn chưa quen với việc ăn dặm này, một thời gian nữa sẽ ổn hơn. Em kiên trì chờ đợi và vẫn hàng ngày giới thiệu đến con khái niệm tập ăn để con quen dần".
Có lẽ việc ăn dặm còn là một việc quá lạ lẫm đối với bé nên ngay lập tức bé không thể quen ngay được. Chính vì thế, mẹ nên kiên trì để cùng con làm quen với những bữa ăn đầu tiên trong đời. Không vì thấy con không hợp tác mà mẹ cố ép con ăn cho bằng được, việc này sẽ gây chứng biếng ăn cho bé sau này.
Việc không được con hợp tác ngay từ những ngày đầu tiên không phải là khó khăn lớn nhất đối với chị Oanh. Mà khó khăn với chị trong khoảng thời gian đầu chính là những ý kiến trái chiều từ phía gia đình chị.
Chị Oanh nói: "Nuôi con giờ khác ngày xưa nhiều lắm, thế hệ ông bà chúng ta chỉ quen cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, nấu cháo bột với đầy đủ gia vị và cho bé ăn. Thế nên khi thấy em cho con ăn nhạt, ông bà phàn nàn lắm.
Ông bà nói em phải cho thêm muối, rồi nhạt thế ăn sao được, rồi còn khái niệm phải ăn muối cho chắc bụng... Mặc dù em đã giải thích rất nhiều nhưng vẫn không thể thay đổi được quan niệm của ông bà. Nhưng bằng những gì em tìm hiểu được, em vẫn đang hàng ngày nuôi con theo cách của mình để đảm bảo sức khỏe của con".
Sau một thời gian làm đầu bếp của con, chị Oanh rút ra kinh nghiệm, muốn chia sẻ với các mẹ khác: "Tuyệt đối không nêm gia vị vào bát cháo của con trong giai đoạn ăn dặm, vì trong thực phẩm con ăn hằng ngày đã cung cấp đủ chất con cần. Dĩ nhiên là nêm muối hôm nay, ngày mai con không thể bị các bệnh về thận được, nhưng mai sau không ai đảm bảo được điều gì.
Ngoài ra, các mẹ nên chú trọng cân bằng dinh dưỡng trong một bữa ăn, đảm bảo phải đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Không nên ninh xương ống quấy vào trong chén cháo cho bé ăn, bởi nó không thần thánh như các mẹ tưởng. Mà còn gây các tác hại như còi xương, đầy bụng, đi ngoài... nên chế biến thức ăn phù hợp với khả năng của con, không đặc quá hoặc lỏng quá
Chọn đồ ăn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh cho con. Nên cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, đủ màu sắc để con hứng thú hơn trong việc ăn dặm".
Để con có nếp ăn ngoan, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, chị Oanh đã đề ra nguyên tắc: Không ăn rong, không vừa ăn vừa xem tivi, không cho con ăn quá no, không dụ con ăn bằng đồ ăn vặt, không ép bé, bữa ăn không được kéo dài quá 30 phút, ngồi ghế khi ăn, tập cho bé ăn thìa đúng thời điểm.
Với nguyên tắc rõ ràng và quan điểm nuôi con chỉ cần con nhanh nhẹn, khỏe mạnh là được chứ không cần con phải vượt cân với chuẩn, chị Oanh đang từng ngày chăm con theo cách riêng của mình và cùng con dần vượt qua năm đầu tiên với nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ.
Dưới đây là bộ ảnh 30 ngày ăn dặm đầu tiên của con mà chị Oanh lưu lại. Với chị đây sẽ là kỉ niệm quý giá cho con sau này, các mẹ cùng tham khảo:
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.