Trẻ sốt xuất huyết nên ăn gì?
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết:
Sốt xuất huyết nguy hiểm, còn gọi là "virus đen". Hiện nay, căn bệnh vẫn là một gánh nặng đối với các nước nhiệt đới. Nếu không biết cách phòng ngừa, mỗi người có thể trải qua 4 lần mắc trong đời vì bệnh có 4 tuýp.
Sốt xuất huyết cũng giống như bệnh do virus thông thường, triệu chứng sốt kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, nặng nhất là ngày thứ 3-5, qua ngày thứ 7 bớt dần. Đầu tiên, người bệnh có thể đau đầu, đau hốc mắt, đau mình mẩy, tiếp đến là sốt (có chủng sốt cao, nhẹ); da đỏ kiểu xung huyết; đau bụng; có nốt phát ban, chảy máu cam, đi ngoài phân đen (do giảm tiểu cầu); chán ăn, mệt mỏi (do tăng men gan)... Biến chứng nghiêm trọng là suy tuần hoàn, viêm não. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Với trẻ bị sốt xuất huyết bố mẹ có thể để bé tự điều trị tại nhà, cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc theo dõi, tái khám. Một số dấu hiệu cảnh báo phụ huynh cần lưu ý như: bé ngủ nhiều, lừ đừ, không chơi, bứt rứt, quấy khóc liên tục; bé lớn đau bụng, vùng bẹ sườn phía bên phải hoặc bé ói; bé không uống nước, có nguy cơ bị thiếu nước hay đặc máu; bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, cầu ra máu, tiểu ra máu; một số bé gái đến kỳ hành kinh có lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến viện ngay. Trường hợp nặng, bệnh nhi khó thở do dịch thoát ở mạch máu nhiều hoặc dịch thoát ra trong phổi.
Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Về dinh dưỡng, ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết, bé ưu tiên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, phù hợp khẩu vị vì sốt xuất huyết có thể gây biếng ăn. Phụ huynh lưu ý không cho bé ăn đồ màu đen hoặc đỏ vì trong sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa. Nếu bé ăn thực phẩm có màu sẽ không phân biệt trẻ ói hay đi tiêu ra máu hoặc màu do thực phẩm bé dùng. Điều này sẽ gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, trẻ không nên ăn đồ ăn khó tiêu, dầu mỡ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nôn ói.
Ngoài các dấu hiệu cảnh báo, bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ cho bé để xem khi nào cần hạ sốt. Sốt xuất huyết thường đi kèm với tổn thương gan, phần lớn trường hợp nhập viện đều ghi nhận men gan tăng. Do đó, bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên hạ sốt bằng cách lau mát, cho trẻ uống nhiều nước, hạn chế dùng thuốc, chỉ nên hạ sốt khi bé sốt trên 39 độ, không tự động tăng liều hạ sốt... vì có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Phụ huynh cũng không nên chủ quan khi thấy con hạ sốt đột ngột. Bởi lẽ, nếu hạ sốt nhưng bé không được khỏe (đau bụng, nôn ói, lừ đừ quá mức, quấy khóc bứt rứt, xuất huyết ở những chỗ bất thường, thở mệt) có thể là biểu hiện cho thấy tình trạng chuyển nặng.
Phụ huynh không nên tự ý sử dụng ibuprofen hay aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ ibuprofen có thể làm giảm chức năng tiểu cầu, dễ xuất huyết; aspirin còn ảnh hưởng nặng nề hơn vì nó gây ra hội chứng Reye, tác động đến não, gan, làm tình trạng bé trở nặng.
Sốt xuất huyết thường trở nặng từ ngày thứ 3-7, một số trường hợp có thể kéo dài đến ngày 8, 9 nhưng hiếm. Việc nhập viện sớm không cải thiện 100% tiên lượng nhưng sẽ tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng có nguy cơ gây ra biến chứng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....