Trẻ sốt mọc răng: Cha mẹ cần phải xử lý như thế nào?
Giai đoạn mọc răng của bé yêu
Thông thường, khi trẻ bắt đầu bước qua tháng thứ 6 sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên và trong vòng 12 tháng đầu tiên trẻ sẽ có 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng ở cả hàm trên và hàm dưới.
Tuy nhiên, quá trình mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau, tuỳ thuộc vào việc bổ sung canxi cho trẻ lúc mang thai có đủ hay không.
Nếu con đến 3 tuổi mà chưa có đủ răng, cha mẹ hãy đưa con đến gặp nha sĩ để kiểm tra, ngoài ra việc đưa con đi khám răng thường xuyên sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh về răng như sâu răng…
Khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, bỏ ăn và quấy khóc nhiều. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng trẻ nhú lên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ bị sốt vì nguyên nhân khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn là trẻ sốt mọc răng nên không có phương án xử lý kịp thời, gây nguy hiểm cho bé.
Việt nha khoa Mỹ khẳng định, sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho vấn đề nào về răng, bao gồm mọc răng.
Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không. Phần lớn, trẻ sốt mọc răng là do viêm lợi. Trẻ sốt mọc răng có các triệu chứng như sau:
- Chảy nước dãi: Một số cha mẹ thấy rằng con chảy dãi nhiều hơn khi mọc răng. Chảy nước dãi cũng là điều bình thường đối với giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Đây có thể không phải là một yếu tố dự đoán mọc răng đáng tin cậy.
- Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Giai đoạn này, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, nướu nứt ra, có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu trứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.
- Quấy khóc, khó chịu: Một số trẻ mọc răng sẽ cảm thấy khó chịu do viêm nướu răng. Cha mẹ thường mô tả điều này là hành vi “khó tính”.
- Sốt nhẹ: Trẻ sốt mọc răng thường ở mức 38 – 38,5 độ C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng.
Cha mẹ nên trang bị ở nhà nhiệt kế để có thể chủ động kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ nhằm xử lý kịp thời khi thân nhiệt con tăng cao.
- Một số trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài cũng là trường hợp thường gặp, chúng ta hay gọi là tướt. trong trường hợp này, trẻ thường đi ngoài nhiều lần/ ngày, phân lỏng, có thể có mùi chua, không kèm nhày, máu…
Khi thấy bé yêu bị tiêu chảy lâu hơn 4 ngày thì mẹ hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng tiêu chảy của bé vì lúc này chắc chắn bé bị tiêu chảy không phải do mọc răng.
Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi?
Trẻ mọc răng sốt bao lâu là điều mà hầu hết các mẹ đều quan tâm. Có thể nói, tình trạng này còn tùy thuộc vào cơ thể của từng bé. Thông thường, khi mọc răng trẻ sơ sinh chỉ bị sốt nhẹ và kéo dài trong khoảng 3-4 ngày.
May mắn thay, vào những lần mọc răng tiếp theo, hiện tượng sốt sẽ giảm dần. Khi răng sữa lấp đầy hàm răng, những cơn sốt liên quan sẽ không còn.
Trẻ sốt mọc răng phải làm sao?
Giai đoạn mọc răng sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc nhiều. Để giảm bớt sự khó chịu của con, cha mẹ hãy áp dụng một số biện pháp sau:
- Khi mẹ cảm thấy thân nhiệt con tăng cao, hãy dùng nhiệt kế để kiểm tra. Khoảng 38 độ C là trẻ sốt nhẹ, trên 38 độ C là trẻ sốt cao. Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng là mẹ có thể dùng nước ấm để lau cho con hạ sốt, tránh dùng nước quá nóng hoặc nước quá lạnh.
- Trẻ sốt mọc răng có thể uống thuốc gì? Nếu con sốt ở 38,5 độ C, chúng ta có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
- Mẹ nên tăng cường cho con bú để cấp đủ nước cho con. Nếu trẻ lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho trẻ loãng hơn bình thường) để trẻ không bị mất nước.
- Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi. Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề.
- Mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt, thay quần áo khi trẻ đổ mồ hôi. Trong những ngày trẻ bị sốt mọc răng, chúng ta không cần tắm cho trẻ mà có thể dùng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ cho con.
- Cho bé ngậm núm ti lạnh: Nếu mẹ đang cho con bú mà thấy bé không bú mà còn cắn rất mạnh khiến mẹ đau đớn thì mẹ có thể dùng núm ti giả. Việc ngậm núm ti lạnh có thể giúp con giảm sự khó chịu và những cơn đau răng.
- Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng
- Trong giai đoạn này trẻ sẽ biếng ăn vì vậy chúng ta không nên ép trẻ ăn, có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 6 – 8 bữa, mỗi bữa dùng một ít.
- Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Với hoa quả bạn nên ép lấy nước để hơi mát, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu, với đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
- Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, sữa chua mát để giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, kẽm và salen sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Có thể cho trẻ dùng bánh ăn dặm nếu như trẻ không chịu ăn cháo: Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
Mẹo giúp trẻ không sốt khi mọc răng
- Khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, mẹ dùng lá hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt bôi vào nướu của bé, khi bé mọc răng sẽ không bị sốt. Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ biết và thực hiện nhất. Lá hẹ có tác kháng viêm, diệt khuẩn được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức.
- Khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng như chảy nước miếng, sưng lợi mẹ hãy dùng một nắm đậu xanh ngâm trong nước ấm, sau đó nấu nhừ và giã nát để rơ lợi cho bé.
Đây đều là những mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho bé, mẹ nên áp dụng để hạn chế những khó chịu khi trẻ mọc răng.
Quá trình phát triển của con yêu đều không dễ dàng với cha mẹ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức căn bản để có phương pháp chăm sóc con hợp lý.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.