Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu có sao không?
Nội dung bài viết
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh thường yếu, do đó đầu dễ nổi mụn mủ khi tiếp xúc với sự thay đổi môi trường, thời tiết, thức ăn lạ và các nhân tố kích ứng da khác. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu có sao không là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về tình trạng này ở trẻ và có biện pháp khắc phục.
Hiện tượng trẻ sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu
Đầu bé xuất hiện những mụn mủ li ti có mủ màu trắng hoặc trong suốt ở mức độ nhẹ. Mụn mủ trong giai đoạn đầu có thể tự lành, tuy nhiên lâu ngày nếu không khỏi, vùng da đầu sẽ bị ửng đỏ, mụn mủ vàng hơn và nhiều hơn.
Mụn mủ có thể sưng và gây đau cho bé. Trẻ bị nổi mụn mủ trên đầu thường cảm thấy khó chịu, thậm chí là bị sốt và một số biến chứng khác nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân trẻ bị mụn mủ ở đầu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng nổi mụn trên đầu ở trẻ. Chủ yếu bao gồm:
- Kích thích tố dư thừa từ sữa mẹ: Sau khi sinh, kích thích tố dư thừa từ sữa mẹ được truyền sang con. Từ đó bã nhờn và tuyến dầu trên da đầu bé phát triển mạnh. Lỗ chân lông của bé bị bịt kín, bã nhờn khó thoát ra ngoài gây ra hiện tượng bé sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu.
- Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mụn nhọt (mụn mủ) ở đầu xuất phát từ yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của thời tiết, môi trường bụi bẩn nhiều vi khuẩn, thức ăn không phù hợp với cơ địa của bé hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.
Trẻ sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì không thể lường hết mức độ nguy hiểm khôn lường của nó. Các mẹ không nên chủ quan nếu trẻ có hiện tượng nổi mụn mủ ở đầu, cần đưa bé tới bệnh viện và kiên trì làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để bé mau lành bệnh.
Nếu để bé bị mụn mủ lâu ngày mà không chữa trị có thể dẫn đến việc trẻ bị nhiễm trùng máu và sốt cao gây ra các biến chứng nguy hiểm như điếc tai, viêm tai hoặc viêm phổi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng cho trẻ.
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở trên đầu?
Nếu trẻ sơ sinh bị mụn mủ trên đầu, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy đưa bé tới bệnh viện và thăm khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng như sau:
Vệ sinh sạch sẽ: Dùng nước ấm tắm cho bé. Nhiều người khuyên nên dùng các loại cây lá dân gian như lá khế để tắm cho bé, tuy nhiên bạn nên cân nhắc điều này. Da trẻ rất mỏng và nhạy cảm, do đó có thể bị kích ích, mẩn đỏ hơn nếu sử dụng không đúng loại lá. Bạn cũng có thể dùng các loại lá lành tính nhưng nếu thấy không đỡ thì phải dừng lại ngay.
Hạn chế đội mũ cho bé: Tránh đầu bé bị ra mồ hôi trộm. Nếu trời lạnh, bạn có thể đội mũ cho bé để giữ nhiệt, tuy nhiên phải chọn chất liệu cotton tự nhiên thoáng mát và tốt cho da đầu của trẻ.
Cắt móng tay cho bé: Không nên để móng tay bé dài, tránh bé cào tay vào đầu, gây tổn thương cho mụn mủ và nhiễm trùng da đầu, bệnh sẽ nặng hơn.
Dinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn các món ăn dặm nhiều dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho trẻ ngoài sữa mẹ như cháo, súp… Đặc biệt là các loại rau quả chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý:
Không được dùng tay nặn mụn vì có thể gây ra nhiễm trùng cho bé.
Vẫn cho con bú đến năm 2 tuổi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ và chứa nhiều thành phần tăng sức đề kháng cho trẻ.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện ra những trường hợp sau:
- Các nốt mụn bị sưng đỏ, ngày một nhiều hơn mà không hề thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các phương pháp tại nhà.
- Bé bị nổi mụn kèm theo sốt cao.
- Mụn mủ không chỉ có trên đầu mà còn xuất hiện ở môi, mũi. Hiện tượng này khiến trẻ có nguy cơ nhiễm trùng máu cao.
Các bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi tình trạng diễn biến bệnh của trẻ, đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị nhé.
Giờ đây, các mẹ đã biết nguyên nhân thực sự dẫn đến trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu rồi chứ. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ trang bị đầy đủ kiến thức để có thể đối phó với các trường hợp bệnh lý của trẻ, đồng thời chăm sóc trẻ tốt hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...