Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị nấc

Cũng giống như người lớn, nấc gây ra bởi sự co thắt cơ hoành đang phát triển của bé, đó là cơ lớn chạy ngang lồng ngực và chuyển động lên xuống khi chúng ta hít thở. Mặc dù không ai biết chắc chắn lý do chúng ta nấc (dường như không phải là tất yếu và chẳng vì mục đích có lợi), nấc có thể được gây ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau.

Trẻ sơ sinh bị nấc gây ra thường xuyên nhất bởi hiện tượng bú quá nhiều, quá nhanh, hoặc nuốt quá nhiều không khí. Ông Kristal-Joy Forgenie, bác sĩ khoa nhi tại New York, Hoa Kỳ nhận xét rằng: “Bất kỳ yếu tố nào như vậy đều làm cho dạ dày căng phồng lên. Khi dạ dày căng phồng nó đẩy ngược vào cơ hành gây ra sự co thắt và tạo ra tiếng nấc".

Bác sĩ Forgenie bổ sung, trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng rất phổ biến sau khi hoặc thậm chí trong khi bú sữa.


Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng rất phổ biến khi đang bú mẹ hoặc lúc đã bú xong - Ảnh minh họa: Internet

Nấc ở trẻ cũng có thể là kết quả của sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dạ dày. Chẳng hạn như trong trường hợp bạn cho bé bú một ít sữa lạnh, sau đó vài phút bạn cho ăn thêm chút bột ngũ cốc nóng. Theo bác sĩ Forgenie, sự kết hợp này có thể thực sự là nguyên nhân gây nên nấc ở bé.

Bên cạnh nguyên nhân liên quan đến cho bú, thỉnh thoảng có bé nấc liên tục, nhưng bởi nguyên nhân hoàn toàn khác, thủ phạm chính là sự trào ngược dạ dày-thực quản (GER), một phần thức ăn tiêu hóa và dung dịch axit của dạ dày bị trào ngược vào thực quản gây nên nóng cổ và khó chịu.

Vì thực quản chạy thông qua cơ hoành làm cho cơ hoành bị kích thích, dẫn đến cơn nấc nhiều ở trẻ.

Theo bác sĩ Forgenie, hiện tượng nấc ở trẻ em là rất phổ biến nhưng thường không gây nên các vấn đề đối với trẻ em.

Bác sĩ Christal-Joy Forgenie thuộc bác sĩ khoa nhi tại New York cũng cho biết, “Hiện tượng nấc xuất hiện trong đường dạ dày-ruột, hầu như không phải là dấu hiệu của vấn đề trục trặc đối với trẻ sơ sinh.”

Trẻ sơ sinh bị nấc có thể nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Một chú ý quan trọng là nấc ở trẻ em không phải là dấu hiệu của GER. Dưới đây là một số cơ sở giúp xác định hiện tượng trào ngược dạ dày-thực quản (GER) ở trẻ em:

- Bé khóc thường xuyên hơn

- Bé uốn cong lưng mạnh sau khi hoặc trong thời gian bú sữa

- Bé thổi phun nước bọt nhiều hơn thường xuyên

Nếu bạn phát hiện được một vài triệu chứng trên đây và bạn nghi ngờ trẻ sơ sinh bị nấc là do bệnh GER, bạn hãy tư vấn bác sĩ để có điều kiện xử lý dễ dàng.

Trẻ em có thể bị nấc nhiều lần trong ngày, kéo dài tới 10 phút, thậm chí còn lâu hơn. Và như nguyên lý chung, nếu bé biểu hiện vui vẻ và không thấy khó chịu, khi đó bạn sẽ không phải quan tâm nhiều đến hiện tượng nấc của bé.

Bác sĩ Robin Jacobson, Phó Giáo sư lâm sàng thuộc khoa nhi bệnh viện nhi Hassenfield tại đại học Langone NYU, nhận xét rằng, “Nấc ở trẻ em có thể gây ra lo lắng, đặc biệt đối với các bố mẹ trẻ, nhưng hiện tượng nấc thường hết sau một vài phút”.

Bạn chỉ cần đợi đến khi nấc tự hết. Trong trường hợp nấc vẫn tiếp tục kéo dài và có xu hướng gây ra biểu hiện khác thường như đau hay mệt nhọc, bạn hãy gọi bác sĩ nhờ giúp đỡ.

Phương pháp khắc phục trẻ sơ sinh bị nấc

Mặc dù nấc hầu như thường vô hại, nhưng bạn lại luôn muốn cho bé giảm bớt chứng co thắt đó. Chúng tôi tập hợp những mẹo hay để khắc phục trẻ sơ sinh bị nấc.

Nói chung, đa số trẻ em hay trẻ sơ sinh bị nấc có liên quan đến bú ăn quá no, căng dạ dày và trào ngược. Bác sĩ khoa nhi Karen thuộc Hệ thống Y tế Trẻ em Quốc gia Hoa Kỳ khuyên rằng bạn có thể giúp bé giảm bớt nấc bằng cách cho bé ăn lượng ít hơn với nhiều bữa hơn và thường xuyên vỗ về cho bé ợ hơi.

Tiêp theo là cách khắc phục ợ hơi ở trẻ em bú vú (sữa mẹ) và trẻ bú bình (sữa ngoài).

Trẻ bú sữa mẹ

- Giúp bé ợ hơi bằng cách đổi cho bé bú từ vú này sang vú khác.


Cho bé ngậm kín quanh núm vú khi bú để tránh nuốt không khí giúp khắc phục trẻ sơ sinh bị nấc - Ảnh minh họa: Internet

- Nếu bé nuốt không khí là vấn đề chính thì phải đảm bảo cho môi bé ngậm kín quanh núm vú khi bú, chứ không chỉ là đầu vú.

Trẻ bú bình sữa (sữa ngoài)

- Karen Fratantoni đề nghị nên dừng cho bé bú một nửa định lượng, cho bé ợ hơi, sau đó cho bé bú nốt nửa còn lại sau 5-10 phút giải lao. Bà Karen bình luận rằng, hoàn tất công việc cho bú sữa khi em bé ở trạng thái thư giãn có thể thực sự loại trừ nấc.

- Chú ý thay đổi vị trí của bình sữa sao cho không khí không gần với đầu vú mà luôn ở phần đáy bình.

Đối với cả hai đối tượng trẻ bú vú sữa mẹ và trẻ bú chai sữa

- Bạn nên để bé ở tư thế ngồi thẳng khoảng 20-30 phút sau mỗi lần bú xong.

- Nếu bạn không xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc, bạn chà xát nhẹ vào lưng bé hoặc vừa ẵm vừa đu đưa bé có thể giúp bé hết nấc.

Điều gì không nên làm khi trẻ em bị nấc

- Bác sĩ khuyến cáo rằng, không bao giờ làm bé giật mình hoặc làm bé sợ để hết nấc.

- Không đặt khăn ướt lên trán bé, vì không giúp hết nấc.

-  Không bao giờ cố gắng thử phương pháp bịt mũi bé cho tạm ngừng thở để chữa nấc ở trẻ em. Đó là kiểu rất nguy hiểm, vừa thô và vừa không hiểu biết.

- Bác sĩ Forenie cảnh báo rằng, nhiều người đề xuất phương pháp kéo lưỡi và ấn tay lên trán bé hay ấn vào thóp thở (chỗ mềm trên đầu bé), làm như vậy chỉ làm đau bé. Bà ấy khuyên, nên tốt nhất là chờ và yên tâm là nấc sẽ tự hết.

Biện pháp phòng trẻ sơ sinh bị nấc

Tất nhiên bạn muốn thử một vài mẹo để phòng nấc ở bé khi thấy nấc xuất hiện lần đầu. Mặc dù không có phương pháp cố định để phòng nấc ở bé, các bạn ghi nhớ một số mẹo phòng nấc cho bé như sau:

- Bí quyết để phòng nấc hiệu quả cho bé là không cho bé bú ăn quá no, theo Jacobson. Giải lao trong khi cho bú sữa để bé ợ hơi và giúp cho dạ dày không bị quá đầy trong thời gian ngắn.

- Đối với bé bú sữa bình, đảm bảo đầu mút của bình khi bú sao cho hạn chế lượng không khí do bé nuốt vào.

- Theo bác sĩ Jacobson, bế đứng bé một vài phút sau khi cho bú trước khi đặt bé nằm xuống có thể giúp phòng nấc ở trẻ em, vì làm như vậy tránh tác động trào ngược dạ dày gây nấc.


Bế đứng bé vài phút sau cho bú trước khi đặt nằm xuống có thể giúp phòng trẻ sơ sinh bị nấc - Ảnh minh họa: Internet

- Nấc có xu hướng giảm đi khi trẻ em lớn dần, theo Jacobson: “Thường thường nấc giảm đi đôi chút khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhưng không nên lo lắng, vì trẻ 9 tháng tuổi vẫn có hiện tượng nấc”.

Để đi đến kết luận, xin nhớ rằng, trẻ sơ sinh bị nấc không phải là nguyên nhân đáng quan tâm. Bác sĩ Karen Fratantoni phát biểu thay cho lời kết: “Nấc là hiện tượng rất phổ biến, thường xuất hiện ở tuổi sơ sinh. Bạn có thể thử áp dụng các mẹo khắc phục nấc, hoặc có thể chỉ cần đợi cho nó tự hết. Đó là hiện tượng bình thường và nấc sẽ tự hết.”

Nguồn: https://www.thebump.com/a/newborn-hiccups-why-babies-get-how-to-get-rid