Trẻ không biết lật

Nhiều người thường truyền miệng về sự phát triển của trẻ sơ sinh: “3 tháng biết lật, 6 tháng biết ngồi”.

Theo các chuyên gia trên Sohu, quan niệm này hoàn toàn có căn cứ dù xét ở góc độ kinh nghiệm thực tế hay góc độ y khoa.

Nếu bé nhà bạn đã được 3 tháng tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện biết lật, thậm chí là không có ý định được xoay chuyển cơ thể thì rất có thể sự phát dục của trẻ có vấn đề.

Kỹ năng lật cũng biểu hiện cho sự phát triển của trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Lúc này, mẹ nên xem xét lại có phải dinh dưỡng cung cấp cho trẻ chưa được khoa học và đầy đủ hay không. Hoặc do trẻ thiếu một hay một vài nguyên tố vi lượng quan trọng nào đó, đặc biệt là canxi.

Nguyên tố này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển hệ xương khớp, gây trở ngại cho quá trình học các kỹ năng như lật, bò, đi v.v…

Tuy nhiên, trẻ khoảng 3 tháng tuổi thì chưa thể bổ sung canxi trực tiếp. Vì thế, mẹ có thể tăng cường bổ sung vitamin D cho trẻ để thúc đẩy khả năng hấp thu canxi cho cơ thể. Đây là cách cải thiện lượng canxi cho trẻ an toàn và khá hiệu quả.

Trẻ không biết ngóc đầu

Trẻ hơn 3 tháng tuổi chưa biết ngóc đầu mẹ nên chú ý - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ vừa mới sinh ra, gần như phần đầu sẽ không chuyển động nên tia nhìn của bé chỉ giới hạn ở những vật trước mặt mình. Nhưng khi trẻ lớn khoảng 3 tháng tuổi, nếu nghe thấy tiếng động hoặc nhìn thấy cử chỉ của mẹ trước mắt thì trẻ sẽ biết ngóc đầu tìm kiếm.

Chính vì vậy, khi con bạn đã hơn 3 tháng tuổi mà vẫn không thể có động tác ngóc đầu, mẹ nên tích cực khuyến khích và kích thích trẻ tập luyện.

Mẹ có thể dùng đồ chơi có màu sắc bắt mắt hay có nhạc để thúc đẩy trẻ phải ngẩng đầu, ngóc đầu để nhìn theo. Khi trẻ được vận động sẽ rất có lợi cho sự phát triển của xương, cơ lẫn não bộ.

Trẻ phản ứng chậm

Trẻ phản ứng chậm hoặc không phản ứng cho thấy sự phát triển gặp trở ngại - Ảnh minh họa: Internet

Khi đã được 3 – 4 tháng tuổi, lúc này cơ bản trẻ đã có thể thực hiện các phản ứng đối với môi trường xung quanh. Chẳng hạn như khi được chọc thì trẻ rất dễ cười, thậm chí là mấp máy ư a như một cách trò chuyện với người đối diện.

Ngược lại, nếu khi mẹ nói chuyện cùng trẻ mà phản ứng của trẻ không lớn, không rõ rệt hoặc không hề có phản ứng gì thì mẹ nên cảnh giác.

Có thể thính lực, quan trọng hơn là trí lực của trẻ phát triển không bình thường và gặp trở ngại. Mẹ nên tích cực tạo điều kiện kích thích trẻ tương tác, nếu vẫn không hiệu quả, nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán, điều trị.

Trẻ không biết khóc quấy

Khóc là cách trẻ sơ sinh truyền đạt tín hiệu - Ảnh minh họa: Internet

Những đứa trẻ hay khóc quấy thường khiến mẹ đau đầu và vất vả hơn. Song, trẻ sơ sinh chưa biết nói thì hành động khóc chính là tín hiệu truyền đạt đến mẹ và người xung quanh, đồng thời cũng là một biểu hiện về sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ “yên tĩnh” một cách bất thường, thậm chí dù đói hay muốn đại tiện cũng không hề khóc quấy, có khi còn tỏ ra không có cảm giác quấn mẹ thì lúc này mẹ phải thận trọng. Khả năng là sự phát triển trí lực của trẻ có vấn đề trở ngại, hoặc đó là biểu hiện của chứng tự kỷ giai đoạn sớm nhất.

Như vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, ngoài việc ăn uống và ngủ nghỉ thì mẹ cũng cần tập trung quan sát từng cử chỉ, kỹ năng mà trẻ học được theo từng độ tuổi.

Nếu xảy ra hiện tượng bất thường, mẹ nên hỗ trợ giúp trẻ phát triển hành vi đúng cách, khi cần thiết có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý trẻ em.

Nguồn: http://www.sohu.com/a/287947872_381912?_f=index_chan26news_16