Trẻ biếng ăn và dẫn đến tình trạng chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân, nếu mẹ tìm ra được nguyên nhân chính xác khiến con lười ăn thì sẽ biết cách giải quyết vấn đề này một cách đơn giản.

Hãy cùng Phụ nữ sức khỏe tìm ra 10 cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân đều, chấm dứt tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân

1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

1.1 Do khẩu phần ăn

Mẹ hãy kiểm tra lại trong khẩu phần ăn hàng ngày của con xem có vấn đề hay không? Việc lặp đi lặp lại một số món ăn liên tục cũng là nguyên nhân khiến con nhàm chán và ngán ăn.

Nếu mẹ chỉ cho bé ăn nước hầm xương, nước rau hoặc nước thịt mà không cho con ăn phần cái, lâu dài sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng. 

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể do khẩu phần ăn - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, trước hết mẹ hãy thử thay đổi món ăn liên tục và đa dạng nguồn thức ăn cho bé để xem bé còn biếng ăn hay không.

1.2 Bé biếng ăn do sinh lý

Thực tế, có một số giai đoạn phát triển của bé sẽ có những thời điểm làm cho trẻ biếng ăn nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường, không kèm thêm các dấu hiệu khác có thể do sinh lý bình thường.

Thời điểm biếng ăn do sinh lý có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, có thể diễn ra lúc bé biết ngồi, biết lẫy, biết đi,...Sau giai đoạn này, bé lại ăn ngoan trở lại.

1.3 Do tâm lý của cha mẹ

Bé biếng ăn có thể do sự lo lắng quá mức của cha mẹ trong khi các chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ vẫn ở mức phát triển bình thường.

Cha mẹ đừng vì tâm lý "con nhà người ta" ăn nhiều mà ép con mình phải ăn nhiều giống những đứa trẻ khác. Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng của từng bữa ăn là khác nhau nên không phải cứ ăn nhiều là tốt.

1.4 Thói quen cho bé ăn không khoa học

Cha mẹ không nên cho con ăn vặt trước các bữa ăn. Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp ở các bậc phụ huynh, khi gần bữa ăn lại để con ăn vặt như trái cây, bánh kẹo, sữa,...Điều này sẽ khiến cho con bị no trước bữa chính và biếng ăn.

Không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, có một số trường hợp cha mẹ thường ép con ăn trong khi con không muốn ăn, ép bé bú bình trong khi bé chỉ muốn bú mẹ hoặc bắt trẻ ăn đúng thời gian quy định, cho thuốc vào đồ ăn, sữa để đánh lừa trẻ,... Đó cũng là những lý do khiến con không muốn ăn.

1.5 Do trẻ dùng thuốc 

Một số loại thuốc điều trị bệnh cho trẻ như bệnh răng miệng, bệnh đường ruột, bệnh hô hấp,... cũng là nguyên nhân khiến cho bé biếng ăn tạm thời.

Nếu trẻ đang trong giai đoạn mọc răng cũng làm cho trẻ biếng ăn vài tuần trước khi răng mọc lên. Tuy nhiên, mẹ hãy đợi răng của bé nhú lên khỏi lợi thì bé lại ăn ngon trở lại.

1.6 Trẻ biếng ăn không rõ nguyên nhân

Trong một số trường hợp, bé biếng ăn mà cha mẹ không biết nguyên nhân từ đâu, có một số bé từ lúc mới sinh chỉ thích chơi và ngủ, không đòi bú (biếng ăn bẩm sinh).

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ cần cho bé thăm khám để tìm nguyên nhân và giải pháp điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Cách giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cân vù vù

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Để chấm dứt tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để giúp con ăn ngon và ăn được nhiều hơn.

2.1 Hạn chế cho bé ăn quá nhiều chất đạm

Chất đạm có trong các loại thực phẩm như trứng, thịt, sữa,...Đây hầu hết là món ăn chính trong thực đơn hàng ngày của mẹ làm cho bé ăn.

Ăn chất gì nhiều quá cũng không tốt, trong đó có đạm - Ảnh minh họa: Internet

Ăn chất gì nhiều quá cũng không tốt, trong đó có đạm, nếu ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến trẻ biếng ăn.

2.2 Đừng cho trẻ ăn quá nhiều thịt nạc

Nhiều mẹ cho rằng thịt đỏ  (thịt bò, thịt lợn) sẽ cung cấp nhiều sắt và dinh dưỡng cho bé, dẫn đến bé ăn thịt liên tục bị ngán và chán ăn là điều dễ hiểu. 

Răng trẻ chưa đủ khỏe để có thể nhai nhuyễn thịt bò, điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ kém cho dù thịt nạc là thức ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

Mẹ hãy xen kẽ các món ăn từ thịt đỏ với các món ăn thay khác như thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu,... sẽ giúp bé tránh khỏi tình trạng biếng ăn.

2.3 Không ép bé ăn khi trẻ bị ốm

Người lớn khi bị ốm rất đắng mồm, đắng miệng không muốn ăn, không cảm thấy ngon. Trẻ em cũng vậy, mẹ đừng ép con ăn nhiều, hãy cho bé ăn từng ít một hoặc những món bé thích, sau đó mới dỗ con ăn cháo dinh dưỡng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Không nên ép bé ăn khi mới ốm dậy - Ảnh minh họa: Internet

2.4 Hạn chế cho bé uống nước hoa quả

Cha mẹ không nên cho bé uống nước hoa quả quá nhiều bởi chúng chứa rất nhiều Vitamin, khoáng chất, có thể gây hại cho trẻ khi lạm dụng.

Lượng nước hoa quả vừa đủ cho bé trong một ngày từ khoảng 100-200ml. Đối với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm thì chỉ nên cho bé uống nước lọc.

2.5 Bổ sung Vitamin bằng thực phẩm

Mẹ không nên bổ sung Vitamin tổng hợp cho con mà nên sử dụng các loại thực phẩm tươi từ rau xanh và hoa quả. Chúng đủ cung cấp cho cơ thể trẻ chất xơ và Vitamin thiết yếu. 

Mẹ hãy đa dạng các loại rau củ cũng như hoa quả trong khẩu phần ăn của bé là cách bổ sung Vitamin tuyệt vời nhất, giúp bé phát triển đồng đều và ăn ngon miệng hơn.

2.6 Hạn chế cho bé ăn dầu ăn

Mẹ chỉ nên sử dụng dầu ăn để chế biến món ăn cho con với hàm lượng vừa phải mặc dù dầu ăn là một trong những thực phẩm cung cấp chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 

Ngoài việc sử dụng dầu để xào nấu, mẹ nên cho dầu vào món súp, món cháo cho bé ăn.

2.7 Không cho bé ăn quá nhiều cà rốt

Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều Vitamin rất tốt cho bé, tuy nhiên mẹ không nên cho con ăn quá nhiều vì nếu hấp thu với hàm lượng quá nhiều từ cà rốt dẫn đến bé bị vàng da, thiếu máu, biếng ăn, khó ngủ và bần thần. Ngoài ra, bé dễ khóc đêm và giật mình,...

Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều Vitamin rất tốt  cho bé, tuy nhiên mẹ không nên cho con ăn quá nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần từ 30-50gr.

2.8 Không nên xay nhuyễn thức ăn

Khi trẻ đã đến tuổi ăn dặm và ăn cơm nhưng nhiều mẹ vẫn có thói quen xay nhuyễn thức ăn cho bé để bé dễ nuốt và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên việc làm này lâu dần sẽ làm cho bé chỉ biết nuốt mà lười nhai, khiến bé càng biếng ăn hơn.

Hãy để bé tự nhai và tự xúc ăn để bé thích thú ăn và hoàn thiện chức năng ăn uống hơn.

2.9 Hiểu đúng về công dụng của nước hầm xương

Nước hầm xương thường được các mẹ sử dụng để nấu cháo cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, nếu mẹ cứ lặp đi lặp lại và chỉ dùng nước xương sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và còi xương.

Nếu mẹ cứ lặp đi lặp lại và chỉ dùng nước xương sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và còi xương - Ảnh minh họa: Internet

Hãy cho bé ăn đa dạng nguồn thức ăn từ các loại rau củ quả khác, thịt băm để giúp bé có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.

2.10 Mẹ nên bổ sung bánh mỳ trắng cho bé ăn

Bánh mì chứa nhiều Vitamin D, chất xơ và ngăn ngừa táo bón. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ có thể đổi bữa cho con bằng bánh mì. 

Để chăm sóc trẻ biếng ăn chậm tăng cân, ngoài 10 mẹo trên mẹ có thể chế biến một số món ăn rất giàu dinh dưỡng và chống ngán cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn, thay đổi cân nặng với thực đơn cho trẻ biếng ăn như sau:

  • Cháo đậu xanh
  • Súp tôm bí đỏ

Mẹ nên tham khảo một số món ăn bổ dưỡng cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Súp gan rau cải
  • Cháo thịt bò
  • Rau cải thảo sốt thịt băm nhỏ

Những mẹo nhỏ trên đây có thể phần nào giúp mẹ giải quyết được vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể đưa bé đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên thích hợp.