Trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày thì khỏi?
Nội dung bài viết:
Nhận diện trẻ bị sốt amidan
Amidan là một trong những cơ quan thuộc hệ miễn dịch của cơ thể, đây là một cấu trúc giống với thịt nhưng thực tế là các hạch bạch huyết, nằm ở 2 bên ở phía sau họng. Amidan có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn. Amidan hoạt động mạnh từ độ tuổi 4 – 10 tuổi, sau đó khi đến độ tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm dần.
Nguồn gốc của bệnh viêm amidan thường là do nhiễm khuẩn hay nhiễm virus quá tải sự ngăn chặn của amidan, làm cho amidan bị sưng và viêm. Nếu bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần, khả năng chống chọi với vi khuẩn yếu đi, đây lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng khác.
Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em trên 5 tuổi, thường do vi khuẩn gây ra, viêm amidan có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng. Có 2 dạng viêm amidan thường gặp:
- Viêm amidan cấp tính
- Viêm amidan mạn tính: đợt bệnh kéo dài hơn viêm cấp.
Vậy mẹ có biết trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày thì khỏi hay không?
Trẻ viêm amidan sốt mấy ngày?
Để biết được trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày thì khỏi, mẹ cần tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp tính sau đây:
- Trẻ sốt đột ngột nhiệt độ từ 38 - 39 độ C, đặc biệt sốt kèm với dấu hiệu lạnh run người. Khi sốt trên 39.5 độ C, cần đến bệnh viện ngay.
- Biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém, chán ăn hoặc bỏ bú.
- Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, táo bón.
- Khô, rát, nóng ở trong họng, sau đó là đau họng, có thể đau nhói lên đến tai, đau tăng lên khi nuốt và ho.
- Có thể kèm theo viêm mũi, chảy mũi, thở khò khè, ngủ ngáy, nói chuyện giọng mũi. Nếu chỉ viêm amidan, biểu hiện giống trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Nếu viêm amidan lan xuống thanh quản, khí quản sẽ gây ho có đờm.
- Soi đèn nhìn thấy Amidan sưng đỏ, đôi khi bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng, lâu dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan, hơi thở có mùi.
Trẻ bị viêm amidan sốt kéo dài mấy ngày còn tùy vào từng loại viêm amidan cũng như giai đoạn bệnh của mỗi trẻ. Có trẻ bị sốt cao, có trẻ chỉ sốt nhẹ nhưng bên cạnh đó cũng có những trẻ viêm amidan không sốt.
Để có thể khẳng định chính xác bệnh viêm amidan sốt mấy ngày sẽ khỏi là rất khó. Một con số ước lượng thống kê của các bác sĩ thì trung bình bệnh viêm amidan sẽ gây sốt từ 1 – 4 ngày. Khoảng 70% bệnh nhân sẽ hết sốt trong khoảng 3 - 4 ngày điều trị đúng và kịp thời.
Viêm amidan cấp tính nếu được điều trị sớm và đúng cách thì thường trong khoảng 4 - 5 ngày bệnh thuốc thì bệnh sẽ giảm dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi nhanh chóng, sốt giảm dần. Nhưng với những trường hợp bệnh nặng, điều trị không đúng cách hoặc kèm theo các biến chứng thì tình trạng sốt cao có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Chính vì vậy cần cho trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ trẻ bị viêm amidan, để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho trẻ. Thời gian bị bệnh đợt cấp thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan
Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C thì chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt. Bố mẹ lấy nước ấm lau các vùng trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ. Không sử dụng nước lạnh hay nước đá để lau hoặc chườm cho bé.
Nếu trẻ bị viêm amidan sốt cao trên 38.5 độ C có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc hạ sốt đơn chất như Paracetamol với liều lượng như dưới đây:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi là 40mg.
- Trẻ từ trên 3 tháng đến 11 tháng tuổi là 80mg.
- Trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi là 120mg.
- Trẻ trên 24 tháng tuổi thì sử dụng liều 10mg/kg cân nặng.
Mỗi liều uống cách nhau 6 giờ, nếu như trẻ còn sốt cao trên 38.5 độ C, mới dùng liều tiếp theo. Hết sốt hoặc nhiệt độ giảm nhỏ hơn 38.5 độ, phải ngưng thuốc và tiến hành lau mát cho con. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo đường uống hoặc đặt hậu môn.
Nhiều phụ huynh sử dụng thuốc kháng sinh ngay khi trẻ bị viêm amidan sốt cao là không nên. Kháng sinh cho trẻ em phải hết sức thận trọng. Một số loại kháng sinh chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi, một số loại có thể làm vàng men răng vĩnh viễn nếu sử dụng cho trẻ em.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc, giảm liều hoặc tăng liều thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa nhi.
Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì?
Khi bị viêm amidan, trẻ thường rất khó nuốt thức ăn. Nếu ăn uống không đúng cách, trẻ sẽ lâu khỏi và có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy trẻ bị viêm amidan nên ăn gì?
Chất lỏng
Chất lỏng sẽ giúp cho mức năng lượng trong cơ thể ổn định và ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Nếu cơ thể bị mất nước, thời gian hồi phục sẽ kéo dài lâu hơn, các chức năng và bộ phận khác đều bị ảnh hưởng xấu.
Do đó, phải đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất lỏng mỗi ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc nước mát lạnh đều được nhưng không được nóng quá hoặc là lạnh quá vì sẽ gây kích ứng cổ họng. Nước ép trái cây, nước súp (hoặc cháo) là lựa chọn thích hợp nhất.
Lưu ý, không nên cho trẻ uống các loại nước ép có lượng axit lớn như nước chanh. Nước cam hoặc bưởi nếu uống nên pha loãng một chút. Trái cây và rau xanh giàu vitamin C là rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Các loại cà phê, nước ngọt có gas, trà (trừ trà thảo dược) không được khuyến khích.
Thực phẩm mềm
Amidan bị viêm gây chèn ép cổ họng khiến trẻ khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, thậm chí còn khiến trẻ đau họng. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như: cháo hoặc súp dinh dưỡng… Hoặc đồ ăn nhẹ như: Táo, sữa chua, bánh pudding, lê, khoai tây nghiền, bơ, bí nghiền… Khi nấu thức ăn, cố gắng nấu thật nhừ và kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, không nêm quá nhiều gia vị cay nồng.
Thực phẩm rắn
Viêm amidan có thể gây đau họng trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau khoảng thời gian đó, trẻ có thể ăn bình thường thay vì chế độ ăn uống mềm lỏng như trên. Tuy nhiên, để tránh gây kích ứng cổ họng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ nuốt, không quá cứng và cay cho viêm amidan đã khỏi hoàn toàn.
Sốt amidan có lây không?
Viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn hoặc virus, các tác nhân này có thể lây truyền thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết cho chứa tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, bố mẹ cũng nên chú ý thêm các hoạt động khác: Nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan sang những trẻ em khác, uống đầy đủ các loại thuốc được kê đơn, giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh…
Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em
Cách phòng ngừa viêm amidan đầu tiên và quan trọng nhất cho trẻ là giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh mũi.
Hằng ngày súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng giúp loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…
Với trẻ nhũ nhi, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để vệ sinh mũi và dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Sau khi trẻ bú hoặc uống sữa xong, cần rơ miệng cho con bằng gạc y tế.
Với trẻ lớn hơn đã có thể tự súc miệng, đánh răng, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn, mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Không nên cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho trẻ ngậm đồ vật, thổi bong bóng để tránh vi khuẩn có hại từ bên ngoài xâm nhập vào miệng gây viêm amidan.
Có thể thấy, trẻ bị viêm amidan cấp sốt mấy ngày không còn là mối lo quá lớn của các bà mẹ, Việc tốt nhất mà mẹ có thể làm đó là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tích cực để bé được bảo vệ tốt hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...