Trẻ bị sởi nên và kiêng ăn gì để mau chóng phục hồi?
Sởi là bệnh lý có tính lây lan và có thể trở thành dịch với nhiều con đường khác nhau. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển nặng ở trẻ có tình trạng dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm và sức đề kháng yếu thì rất dễ bị biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, sởi còn là tác nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ chán ăn, bỏ ăn và thậm chí từ chối ăn vì các vết viêm loét ở miệng do nhiễm trùng hoặc có thể nôn và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, sởi còn làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng, tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Chính vì thế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều vô cùng quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ các biến chứng đến mức tối đa. Theo đó, dưới đây sẽ là một số lời khuyên về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi trẻ mắc sởi.
Trẻ bị sởi nên ăn gì?
Đối với trẻ vẫn còn bú mẹ thì cần tăng cường cho bú nhiều lần kết hợp với ăn dặm bổ sung hợp lý. Còn với trẻ nhỏ thì khi bị sởi, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm của các nhóm chính là: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Đồng thời, không nên quá kiêng khem để tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình điều trị bệnh.
Tăng cường cho trẻ bị sởi ăn rau, củ quả có màu vàng và đỏ như: Cà rốt, cà chua, cam, bí đỏ, xoài, đu đủ, dưa hấu,... và các loại rau có màu xanh sẫm như: Rau muống, rau dền, rau ngót, súp lơ xanh, cải bó xôi,... vì chúng có nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, lượng vitamin A, C,... có trong các thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm lành các tổn thương, ví dụ ở mắt giúp chống mù lòa.
Bên cạnh đó, việc bổ sung kẽm có trong các thực phẩm như: Tôm, lươn, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, một số loại hạt có dầu,... cũng rất quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ bị sởi. Ngoài ra, cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, bưởi, chuối, xoài, rau ngót, mồng tơi,... để chống lại dị ứng, tăng chức năng miễn dịch.
Cuối cùng, nếu trẻ bị các biến chứng như tiêu chảy hoặc viêm phổi thì nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Trẻ bị sởi không nên ăn gì?
Khi bị sởi, không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều gia vị và cay nóng như ớt, tiêu, hành tây, tỏi,... bởi chúng có thể gây ra các phản ứng nhiệt, động huyết, tăng nổi sởi dày hơn.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên, xào và có nhiều dầu mỡ, chất bảo quản. Ngoài ra, cũng nên tránh các thực phẩm đóng hộp, nướng, xông khói từ nội tạng động vật. Đồng thời, cũng nên hạn chế các loại bánh kẹo, sô-cô-la.
Ngoài ra các thực phẩm như đậu nành, đậu tương có chứa lượng đạm cao cũng không tốt cho quá trình điều trị bệnh sởi ở trẻ. Cạnh đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, đậu, pho mát, sữa,... thì cũng cần tránh xa để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Không cho trẻ uống đồ uống có ga, có cồn bởi chúng không chỉ gây mất nước mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Bộ Y tế đồng ý TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng
Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới...
Mẹ tập thể dục khi vẫn còn cho con bú có thể bảo vệ con khỏi béo phì và tiểu...
Hai bà mẹ tập thể dục sau khi sinh và cho con bú bằng sữa mẹ cho biết có những...
Sự cố hy hữu lúc ăn thịt nướng khiến bé gái nhập viện khẩn cấp
Trong lúc ăn thịt nướng, bé gái 5 tuổi gặp tai nạn khiến chiếc xiên que đâm xuyên từ mũi...
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong...