Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh chóng bình phục?
Nội dung bài viết
Các mẹ thấy con hay ốm, hay tiêu chảy... chỉ nghi con bị yếu bụng, rối loạn tiêu hóa nhưng không phải mẹ nào cũng biết được tất cả các biểu hiện và nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa của con. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Chuyên gia cho rằng biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nhiều nhưng thường gặp thì có các biểu hiện sau:
Con bị nôn trớ: Thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày lên thực quản. Thức ăn của bé lúc này ở dạng lỏng (cháo, bột ăn dặm) là chủ yếu và bé hay nằm để ăn, uống hơn là ngồi. Khi trẻ biết ngồi hoặc đứng, đi lại thì trẻ sẽ được ăn thức ăn đậm đặc hơn, hiện tượng nôn trớ này sẽ giảm.
Con bị tiêu chảy: Trẻ bị đi phân lỏng nhiều trong ngày, khoảng trên 3 lần mỗi ngày được gọi là tiêu chảy. Trẻ con bị tiêu chảy thì thường mệt mỏi, xanh xao, khóc quấy và không chịu ăn uống khiến cha mẹ rất lo lắng.
Nguyên nhân của tiêu chảy thường do loạn khuẩn đường ruột, nhiễm trùng, ăn chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi (Cho con ăn cháo quá sớm khi trẻ mới đủ tuổi để uống sữa, cho con ăn cơm quá sớm khi trẻ vẫn nên thức ăn lỏng…). Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài mà cha mẹ không cho con chữa kịp thời, đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Táo bón: Ngược lại với tiêu chảy, táo bón là việc trẻ đại tiện quá ít, dưới 3 lần mỗi tuần hoặc phân cứng, bé đau khi rặn, nguy hiểm hơn nếu xuất hiện máu tươi quanh phân. Khi đã bị táo bón, trẻ thường biếng ăn, cáu gắt, chướng bụng và chậm tăng cân làm cha mẹ rất lo lắng.
Trẻ hấp thụ kém: Trẻ ăn uống vẫn tốt, ăn nhiều và không chán ăn. Nếu trẻ được được bổ sung các vi khuẩn có lợi (probiotics) và chất xơ hòa tan (prebiotics) giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Đầy hơi: Trẻ em có thể gặp phải triệu chứng đầy hơi, kèm theo sình bụng, bụng căng to. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa hoặc sự lên men của vi sinh vật. Đây là triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như nôn mửa, ợ chua, đắng, hôi miệng.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa trẻ nhỏ
Tổng hợp lại từ các biểu hiện trên thì các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là:
Rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng kém.
Rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ do chế độ ăn không hợp lý.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý.
Nếu những biểu hiện rối loạn của trẻ kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và phát hiện sớm bệnh. Từ đó có hướng điều trị để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển khỏe mạnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Hệ tiêu hóa bị rối loạn tiêu hóa khiến trẻ luôn cảm thấy bụng chướng khó chịu, ăn uống không ngon miện, dễ khiến bực bội cáu gắt. Một chế độ ăn uống lành mạnh có ảnh hưởng không nhỏ trong việc phòng ngừa và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa.
Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì là phù hợp? Mẹ nên cho con đủ dinh dưỡng 4 nhóm chất: Chất bột đường, chất đạm, các loại vitamin và chất béo, khoáng chất. Cùng điểm danh các món vô cùng có lợi sau đây:
Bổ sung nước hoặc nước điện giải, men vi sinh cho trẻ khi bị tiêu chảy.
Cho trẻ ăn đồ dễ tiêu như: Cháo, bột… chia nhỏ ra các bữa trong ngày, ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ và vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Các món ăn có đủ chất nhưng dễ tiêu hóa như: Cháo bí ngô, cháo thịt, cháo cà rốt xay thịt nạc,… và các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, đu đủ,… nhưng lưu ý nên xay nhỏ và không nên ăn những loại rau già, nhiều chất xơ cứng khó tiêu hóa.
Vệ sinh môi trường sống của trẻ thường xuyên. Đặc biệt những đồ đạc trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, giường, bàn ghế… tránh vi khuẩn có hại xâm nhập.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì?
Mẹ nên cho trẻ ăn cháo rau sam, búp ổi non hoặc cháo hạt sen, hồng xiêm non để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì?
Mẹ cần theo dõi con khi con uống sữa, không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa nhưng cần pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một. Nếu khi trẻ thử sữa mới mà bị rối loạn tiêu hóa, nên dừng ngay lại.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa đặc biệt không cho trẻ ăn đồ ăn nhanh khó tiêu như sanwich, thịt muối, xúc xích, thịt hộp, hamberger. Trẻ bị táo bón mẹ không nên cho con ăn các loại thức ăn như bắp, đậu giàu tinh bột, thực phẩm khó chuyển hóa như chất béo.
Mẹ ăn gì khi con bị rối loạn tiêu hóa?
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi bệnh. Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, do mẹ đã ăn đồ ăn không tốt khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nên mẹ cần vắt hết sữa cũ. Sữa mới tái tạo thì nên để trẻ uống nhiều tăng sức đề kháng của con. Mẹ nên ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều nước để thêm sữa cho con bú.
Mẹ nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: Thịt thăn lợn, trứng vịt lộn, chân giò, móng heo, trứng, cua đồng, gạo tẻ trắng.
Các thực phẩm này vừa giàu năng lượng, đảm bảo chất lượng và lợi sữa. Đặc biệt, mẹ nên ăn nhiều các loại rau củ nhiều vitamin A và mát thanh như cải bắp, rau muống, rau ngót, rau dền, rau bí, rau đay, gấc, dưa hấu, đu đủ chín, bí đỏ, mít... Đây đều là những loại rau củ rất tốt cho con.
Con bị rối loạn tiêu hóa mẹ kiêng ăn gì?
Ngoài những lưu ý trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì, mẹ cũng nên kiêng đồ ăn nhiều chất đường ngọt giống con. Mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn tinh bột, chất xơ. Để tốt cho con thì mẹ cần kiêng cả những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất kích thích có hại cho cả mẹ và bé.
Với những mẹ đang chữa bệnh, cần uống thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ xem thuốc có gây ra tác dụng phụ cho con không mới dùng tiếp. Đặc biệt, mẹ trong thời kỳ đang cho con bú.
Bài viết đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì. Cha mẹ đừng quên bổ sung những thực phẩm an toàn trong quá trình chăm sóc con gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...