Trẻ bị mất ngủ phải làm sao?
Bệnh mất ngủ thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do: Giờ ngủ của trẻ bị rối loạn, thức khuya chơi điện tử, sử dụng máy tính, trẻ tăng động quá mức hoặc bị rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder – ADD). Đồng thời, một số vấn đề về đường tiêu hóa, căng thẳng thần kinh, nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh,... cũng có thể khiến trẻ bị mất ngủ.
Theo đó, nhiều bố mẹ lại thường điều trị chứng mất ngủ cho con bằng các dùng thuốc, cụ thể là thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng các loại thuốc này sẽ gây nghiện và có thể làm tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn. Do vậy, nếu các bậc phụ huynh không muốn dùng thuốc để trị chứng mất ngủ cho trẻ thì có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung dinh dưỡng
Việc thiếu một số loại khoáng chất và vitamin có thể gây mất ngủ ở trẻ. Cụ thể, canxi có tác dụng an thần nên khi thiếu sẽ khiến trẻ trở nên bồn chồn và mất ngủ hay magie giúp gây buồn ngủ nên khi thiếu sẽ làm cho bé căng thẳng, không cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, vitamin B6 và B12 có tác dụng làm dịu thần kinh, inositol giúp tăng cường giấc ngủ nên khi thiếu sẽ khiến trẻ khó ngủ, mệt mỏi.
Chính vì thế, bố mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng bao gồm các thực phẩm tươi, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn và đồ ăn vặt vì chúng rất nghèo dưỡng chất, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Ấn định giờ ngủ cho trẻ
Ngoài vấn đề dinh dưỡng thì việc thay đổi lối sống cho trẻ là điều rất quan trọng để trị chứng mất ngủ. Theo đó, bố mẹ không nên cho con thức quá khuya và nên ngủ trước 9 giờ tối, đồng thời nên dậy vào lúc 6 giờ 30 sáng để tập thể dục, tăng cường sức khỏe. Hạn chế cho trẻ chơi các đồ chơi điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,... vì chúng không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Do vậy, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ chơi điện tử quá 2 giờ mỗi ngày, đồng thời nghiêm cấm sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm. Ngoài ra, nếu trẻ ở phòng riêng thì không nên để các thiết bị điện tử trong phòng vì chúng có thể gây cám dỗ khiến trẻ thức khuya.
Hạn chế hấp thụ các thực phẩm gây kích thích trước khi ngủ
Không cho trẻ dùng bất cứ đồ uống nào có caffeine cách 6 tiếng trước khi ngủ và hạn chế lượng caffeine cho trẻ dùng hàng ngày. Đồng thời, cũng không nên cho trẻ uống các thức uống có gas hoặc ăn no trước khi ngủ vì chúng có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.