Trẻ sơ sinh có đường ruột rất nhạy cảm, nên việc trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày sẽ khiến bố mẹ rất lo lắng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ. Thế nhưng, việc đi ngoài nhiều có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào số lần đi trong ngày và tình trạng phân của trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể tham khảo bài viết này để tìm hiều chi tiết hơn việc trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất mà bố mẹ cần lưu ý:

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần do vi khuẩn: Tiêu thụ các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu, nguồn nước và môi trường xung quanh ô nhiễm,... tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đường tiêu hóa gây tiêu chảy, đi ngoài.

Dị ứng thức ăn: Đây là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng với các protein vô hại trong thực phẩm, gây phẩn ứng nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Theo đó, trường hợp nhẹ thì gây tiêu chảy, đi ngoài, đau bụng... nặng thì phát ban, khó thở, sưng tấy. 

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Bản chất của kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Theo đó, khi nó đi vào đường tiêu hóa sẽ khiến hệ vi sinh bị rối loạn gây tình trạng đi ngoài nhiều lần.

Nhiễm thực vật ký sinh: Các loại trùng thực vật như Giardiasis ký sinh trong đường ruột gây các hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ, chuột rút,.. ở trẻ.

Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị nhiễm trùng tai, uống quá nhiều nước ép, ngộ độc thức ăn hoặc là hậu quả của các bệnh khác.

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thế nào là bình thường?

Nếu trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tháng tuổi thì việc trẻ đi ngoài từ 4-8 lần/ngày, phân màu vàng, có lợn cợn các hạt, hơi sệt thì đó là điều bình thường. Ở giai đoạn này, trẻ thường chỉ ăn, ngủ và đi ngoài. Có trẻ vừa bú xong đã đi ngoài liền. Điều này không có gì quá lạ bởi việc này chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt.

Ngoài ra, các bé bú mẹ đi ngoài sẽ nhiều hơn bé bú sữa công thúc vì sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu hơn. Khi trên 3 tháng tuổi thì trẻ đi ngoài sẽ ít hơn, có thể 2 – 3 ngày mới đi ngoài một lần, do đây là thời điểm đường ruột của trẻ phát triển lớn hơn cho nên cần phải tích đủ lượng phân mới thải ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu bé vẫn chơi ngủ bình thường, bụng không trướng thì bố mẹ cũng không cần lo lắng.

Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thế nào là bất thường?

Trẻ dưới 3 tháng đi ngoài từ 8 – 10 lần/ngày, trẻ từ 3 đến 6 tháng đi ngoài 4 – 5 lần/ngày, trẻ trên 6 tháng 3 lần/ngày. Phân lỏng nước, có chất nhày, có bọt, có khi phân có màu xanh, có mùi tanh, có lẫn máu.

Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, có thể sốt.

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do bệnh tiêu chảy (Ảnh: Internet).

Có dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, tiểu ít hoặc không tiểu, da nhăn nheo, mắt trũng, thóp lõm. Trường hợp này nguy hiểm khi trẻ bị mất nước khá trầm trọng vì tiêu chảy.

Nếu bố mẹ thấy trẻ đi ngoài nhiều lần kèm theo các tiệu chứng trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Làm thế nào khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, đồ chơi và vật dụng của trẻ phải được vệ sinh cũng như khử trùng thường xuyên.

Các thực phẩm cho trẻ ăn phải tươi sống, rõ nguồn gốc, chế biến đúng cách, ăn chín uống sôi. Không cho trẻ ăn các thức ăn cũ đã qua ngày, hết hạn, ô thiu,…

Rửa tay, vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên.

Nên cho trẻ uống vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do vi rút Rota.

Nếu cho bé bú mẹ thì mẹ nên vệ sinh ngực thật sạch bằng khăn ấm trước và sau khi cho bé bú. Đặc biệt, các mẹ cần để ý đến chế độ ăn uống của mình. Trường hợp phải dùng thuốc thì phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh đưa các chất không tốt vào cơ thể bé.