Chàm sữa ở trẻ là gì?

Chàm sữa là tình trạng rất phổ biến, do các protein trong thực phẩm có thể truyền từ sữa mẹ và gây ra các phản ứng dị ứng ở một số trẻ.

Chàm sữa chiếm tỉ lệ 20% trong tổng số các em bé được sinh ra. Cụ thể hơn, cứ 100 em bé sẽ có 20 bé bị bệnh chàm sữa. Chàm sữa không đe dọa tính mạng của bé nhưng lại khiến bé rất khó chịu.

Chàm sữa khiến trẻ rất khó chịu do ngứa ngáy nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Chàm sữa xuất hiện phổ biến nhất ở nhóm trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi. Tỉ lệ mắc sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và chàm sữa gần như không xuất hiện ở trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Khi bé mắc chàm sữa, đa số sẽ biểu hiện tình trạng biếng ăn, ngủ không ngon giấc vì ngứa ngáy khó chịu. Các bé còn nhỏ nên chưa thể nói hoặc biểu hiện cho cha mẹ biết, bé chỉ biết vặn vẹo thân mình, quấy khóc, dùng tay cào hoặc bấu vào vùng da bị ngứa khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa là các vết ban nổi ngoài da, xuất hiện nhiều ở vùng má, trán, mặt. Các vết này dần dần sẽ lan xuống cằm, cổ, ngực. Khi trở nặng sẽ lan cả đến vùng lưng, bụng và tay chân của bé.

Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Khi bé bị chàm sữa, thông thường cha mẹ có xu hướng mang bé đến khám bác sĩ để chỉ định dùng thuốc cho bé. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thuốc cũng tốt. Nếu nguyên nhân gây chàm sữa là do sữa mẹ và các vết chàm nhẹ, diện tích nhỏ và thưa, mẹ đừng vội cho bé sử dụng thuốc.

Vậy khi trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì đầu tiên?

Thực phẩm chứa nhiều chất tanh

Thực phẩm chứa nhiều chất tanh là các thức ăn có nguồn gốc từ nước, không chỉ là tôm, cá mà là tất cả các loài sống chủ yếu dưới nước. Cụ thể như tôm (nước ngọt và nước mặn), cua đồng, cua biển, cá nước ngọt, cá thu, cá hồi, thậm chí cả tảo biển (rong biển) mẹ cũng nên kiêng ăn.

Thực phẩm chứa nhiều chất tanh - Ảnh minh họa: Internet

Các thực phẩm này có khả năng gây ra dị ứng cao, kích thích hệ miễn dịch. Khi mẹ ăn, một số chất trong chúng sẽ vào sữa mẹ, truyền sang bé và gây dị ứng cho bé mặc dù mẹ hoàn toàn bình thường do hệ miễn dịch của mẹ đã hoàn thiện.

Các phân tử protein kích thước nhỏ vốn là đặc trưng của các thực phẩm giàu chất tanh lại chính là nguy cơ cao gây ra dị ứng. Các protein nhỏ này rất dễ “chui” vào sữa mẹ, chúng có thể sẽ gây ra dị ứng đối với mẹ có cơ địa dị ứng và đặc biệt là nhóm trẻ bị chàm sữa. Do đó, mẹ tạm thời nên kiêng các thực phẩm này để xem bé có cải thiện hay không.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo là các thức ăn nhiều mỡ, dầu và cholesterol như: thịt lợn mỡ, thịt gà mỡ (cổ, bụng, phau câu, đùi - trong đó đùi gà thường được cho là phần thịt nạc nhất, ngon nhất nhưng thực ra đùi gà có nhiều mỡ hơn các phần thịt nạc khác), thịt vịt/ngan/ngỗng, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt lộn, trứng cút lộn, các món chiên xù...

Mẹ nên hạn chế ăn mỡ lợn khi trẻ bị chàm sữa - Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng. Đối với mẹ có bé bị chàm sữa, nếu ăn đồ béo sẽ dễ sinh thêm nốt ban mới, các nốt cũ ngứa ngáy nhiều hơn và bệnh chàm sữa lâu khỏi hơn.

Thực phẩm có vị cay, tê, nóng hoặc quá chua

Mẹ nào thích ăn thức ăn có “vị mạnh” như: cay xé lưỡi hoặc tê nóng nhiều thì nên thay đổi trong giai đoạn bé bị chàm sữa. Các thức ăn có vị mạnh thường có tính sinh ngứa, kích thích tiết mồ hôi nhiều. Đám chàm sữa trên mặt bé nổi sần mạnh hơn do sữa của mẹ sẽ trở nên “nóng” hơn bình thường.

Thực phẩm cay nóng sẽ làm các vết chàm của bé trở nên khó chịu hơn - Ảnh minh họa: Internet

Các sản phẩm từ sữa bò

Các sản phẩm từ sữa bò như: sữa bò tươi nguyên chất, phô mai sữa bò, sữa chua, kem… là những thực phẩm có thể gây chàm sữa do trong sữa bò có hơn 20 chất có khả năng gây dị ứng.

Với trẻ sơ sinh uống hoặc có mẹ uống sữa bò, các protein trong sữa bò rất khó tiêu hóa vì vậy bệnh chàm có thể là do phản ứng dị ứng với các protein trong sữa bò.

Các Protein trong sữa bò rất khó tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Đậu nành

Những bé có phản ứng dị ứng với các sản phẩm từ sữa bò cũng nguy cơ phản ứng tương tự với đậu nành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bé dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ dị ứng với các protein có trong đậu nành.

Bé dị ứng với protein trong sữa bò có khả năng cao sẽ dị ứng với protein trong đậu nành - Ảnh minh họa: Internet

Các thực phẩm có thành phần đậu nành ngoài sữa đậu nành, đậu phụ… còn có dầu thực vật. Vì vậy khi cho bé bú mẹ và có dấu hiệu bị chàm sữa, mẹ nên theo dõi chế độ dinh dưỡng loại bỏ đậu nành, có thể sử dụng dầu hướng dương, dầu hạt cải hoặc dầu gạo thay thế cho dầu đậu nành.

Trứng, đậu phộng

Hai loại thực phẩm này thường có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng rất cao ở một số người. Các protein từ trứng hoặc đậu phộng có thể đi qua sữa mẹ gây ra bệnh chàm sữa cho bé. Đặc biệt tỉ lệ chàm sữa sẽ tăng cao trong gia đình có tiền sử dị ứng với trứng và đậu phộng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì cho nhanh khỏi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm nêu trên tốt nhất mẹ nên hạn chế sử dụng trong ba tháng đầu sau sinh, kể cả trường hợp em bé của mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.