Thông thường, trẻ sẽ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do lây nhiễm từ người bị bệnh. Tuy cảm lạnh là bệnh lý thông thường nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chình vì thế, bài viết sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về bệnh cảm lạnh mà các bậc phụ huynh nên trang bị ngay bây giờ để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Thời tiết thay đổi, dịch cúm xuất hiện, cơ thể yếu… khiến trẻ bị cảm lạnh thường xuyên. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh nhưng chủ yếu vẫn là do các loại virus cảm cúm xâm nhập cơ thể trẻ. Trong đó, chủ yếu là chủng virus Rhino có nhiều trong không khí và bụi bẩn. Đồng thời, có thể do thời tiết thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng trong cơ thể trẻ bị giảm sút tạo điều kiện cho virus Rhino xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân cảm lạnh còn đa dạng hơn bởi hệ miễn dịch lúc này còn rất non yếu và không đủ khả năng chống lại hầu hết các loại virus.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị cảm lạnh

Khi bị ho gà, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng như: Ho, cảm cúm, sổ mũi nhiều, đau đầu, kén ăn, sốt nhẹ và hắt hơi liên tục. Sau đó, khi bệnh tình chuyển nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu sưng họng, ho nhiều, đau nhức cơ thể và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng không thuyên giảm.

Còn trẻ sơ sinh do còn quá nhỏ nên sẽ có các biểu hiện rõ rệt như: ngủ li bì, khóc nhiều, mặt tím tái, về đêm thường khò khè; thậm chí sốt cao, không bú, nước mũi chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh hoặc có màu vàng xanh.

Cảm lạnh không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ nếu không được quan tâm, chăm sóc kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Phòng tránh cảm lạnh ở trẻ

Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus Rhino gây bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể phòng ngừa cảm lạnh cho con bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và những người đang bị cảm lạnh.

Thường xuyên rửa tay và vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, đặc biệt là sau khi xì mũi.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân hay ăn chung với người đang bị cảm lạnh.

Không cầm vào khăn giấy người khác đã sử dụng.

Thường xuyên bổ sung vitamin C hoặc kẽm để tăng sức đề kháng, góp phần hạn chế virus gây cảm lạnh.

Thông thường cảm lạnh sẽ trở nặng trong khoảng 2 - 3 ngày đầu, sau đó bệnh sẽ nhẹ dần trong khoảng 3 tuần nhưng phần lớn trẻ đều sẽ khỏi bệnh chỉ trong 1 tuần. Theo đó, bố mẹ nên cho con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị khi bị cảm lạnh để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.