Nguyên nhân khiến bé bị “béo vì sữa”

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời, nếu mẹ giữ được thói quen nuôi con bằng sữa mẹ thì chuyện bé mũm mĩm cũng là hiện tượng bình thường. Điều đó cho thấy sữa mẹ cực kỳ chất lượng, em bé hấp thu cũng thuận lợi. Thông thường, có hai nguyên nhân khiến trẻ “béo vì sữa”:

- Do sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất và an toàn nhất với sự hấp thu của dạ dày, đường ruột trong cơ thể trẻ.

- Do bé sơ sinh chưa biết đi, vận động ít.

Trẻ bị "béo vì sữa" cho thấy sữa mẹ rất tốt và bé hấp thu thuận lợi - Ảnh minh họa: Internet

Hàm lượng đường và chất béo trong sữa mẹ là hai thành phần dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao. Chúng trở thành lương thực mà trẻ sơ sinh hấp thu hằng ngày và thường xuyên nhất.

Tuy nhiên, trẻ thường chỉ bú xong rồi nằm, hoặc ngủ, ít được hoạt động thể chất nên đường và chất béo tiêu hao chậm, đại bộ phận được trẻ hấp thu vào đều chuyển hóa thành mỡ tích tụ.

Bé bị “béo vì sữa” có cần phải giảm cân?

Béo do bú sữa mẹ không giống như tình trạng trẻ bị béo phì bởi chế độ ăn uống hay các nhân tố khác. Chính vì vậy, “béo vì sữa” ở trẻ sơ sinh không cần thiết phải giảm cân và bố mẹ cũng không phải lo lắng về ngoại hình hay sức khỏe của trẻ.

Thực tế, "béo vì sữa" ở trẻ sơ sinh chỉ là tạm thời - Ảnh minh họa: Internet

Đây chỉ là hiện tượng tạm thời và khi trẻ bắt đầu vận động nhiều, như khả năng lật người, học bò, đi, đứng vv… trở nên thành thục thì dần dần thể trạng sẽ “gọn” trở lại.

Thậm chí khi trẻ có thể ăn dặm thì lượng sữa bú mẹ cũng giảm đi, thúc đẩy cơ thể trẻ cân bằng hơn và giảm tình trạng “béo vì sữa”.

Phân biệt giữa “béo vì sữa” và “béo phì” ở trẻ nhỏ

Theo chuyên gia trên Sohu, “béo vì sữa” đa số xảy ra ở giai đoạn trẻ sơ sinh, thời điểm bé chỉ bú sữa mẹ nhiều nhất. Cho đến khoảng 4 – 6 tháng tuổi, trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Trong điều kiện bình thường, ăn dặm sẽ khiến trẻ bú mẹ ít đi, hàm lượng chất béo trong thức ăn dặm cũng khác so với trong sữa mẹ.

Do đó, chất béo mà trẻ dung nạp hằng ngày từ ăn dặm sẽ không còn cao như trước, phần cơ thịt trên cơ thể cũng giảm giúp thân hình của trẻ gọn gàng hơn.

Mẹ cần phân biệt "béo vì sữa" và béo phì ở trẻ để xử lý kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu đã ăn dặm một thời gian mà trẻ vẫn giữ nguyên trạng thái mũm mĩm quá mức thì mẹ cần chú ý. Vì lúc này có thể trẻ đang bị béo phì đúng nghĩa.

Béo phì còn có một biểu hiện đặc trưng nữa chính là trẻ sẽ rất “tham” uống sữa. Cho dù mẹ cho bú đầy đủ mà trẻ vẫn tỏ ra đòi sữa thì khả năng trẻ bị béo phì rất cao. Trường hợp này mẹ cần có kế hoạch giảm cân cho trẻ.

Mẹ cần chú ý gì khi chăm sóc trẻ "béo vì sữa"

Luôn giữ làn da trẻ sạch sẽ

Cho dù trẻ “béo vì sữa” hay bị béo phì thì mẹ vẫn nên làm tốt công tác vệ sinh thân thể cho trẻ.

Cả hai trường hợp đều có lượng mỡ tích tụ nhiều, da trẻ dễ bị tắc nghẽn và đổ nhiều mồ hôi, thậm chí còn nổi mụn nhọt ngứa ngáy. Vì vậy, bình thường mẹ nên chú ý giữ cho da trẻ thật sạch, đặc biệt là vị trí cổ, cằm, các nơi co duỗi v.v…

Dù không cần giảm cân nhưng mẹ vẫn nên kiểm soát lượng sữa cho bé bú - Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát lượng sữa cho trẻ bú

Trẻ “béo vì sữa” tuy không cần giảm cân nhưng vẫn cần kiểm soát lượng sữa hằng ngày của trẻ. Mẹ không nên có thói quen khi trẻ vừa khóc quấy liền cho bú ngay. Bởi vì không phải lúc nào cũng do bé đói. Phán đoán đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách, không nên vội vã tăng sữa cho bé.

Tích cực khích lệ trẻ vận động

Trẻ sơ sinh tuy chưa thể hoạt động nhiều nhưng mẹ vẫn có thể giúp bé làm những bài tập co duỗi vừa kích thích sự tăng trưởng chiều cao vừa giảm nguy cơ “béo vì sữa”. Khi trẻ lớn hơn một chút, mẹ nên cho trẻ tập bơi và thực hiện nhiều trò chơi vận động hơn.