TP.HCM thiếu nhiều vắc xin, cảnh báo nguy cơ bùng dịch sởi, bạch hầu, ho gà... khi thời tiết thay đổi
Theo thông tin từ Thanh Niên, chiều 30/11/2023, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), đã thông tin về tình hình cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Đại diện HCDC cho biết lần gần nhất TP.HCM được phân bổ vắc xin là đầu tháng 10/2023. Đến nay thành phố vẫn chưa nhận được thông báo cung ứng vắc xin từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia của Bộ Y tế.
Trên địa bàn thành phố các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã hết. Vắc xin uốn ván dự kiến sẽ hết vào tháng 12 và vắc xin viêm não Nhật Bản dự kiến sẽ hết vào tháng 1.2024. Nếu như không nhận được nguồn vắc xin cung ứng từ Bộ Y tế thì vắc xin tiêm chủng mở rộng của thành phố sẽ hết trong thời gian tới.
"Việc gián đoạn cung ứng vắc xin kéo dài này sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ mà không được tiêm chủng đầy đủ thì nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ rất là cao" - Bà Nga cho hay.
Theo bà Nga, một khi mà một cộng đồng không được cung ứng vắc xin đầy đủ thì tỉ lệ bao phủ vắc xin các lứa tuổi sẽ giảm xuống, dẫn tới nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh.
Đại diện HCDC cho biết có hơn 2.800 trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1, khoảng 3.300 trẻ chưa được tiêm mũi sởi thứ nhất (đây là vắc xin quan trọng nhất của trẻ dưới 1 tuổi), hơn 8.800 trẻ dưới 2 tuổi chưa tiêm mũi sởi thứ hai, hơn 18.000 trẻ chưa được tiêm mũi nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà vào thời điểm 18 tháng.
Hiện nay, mỗi phường xã đều đã lên danh sách các trẻ cần tiêm vắc xin để cho trẻ đi tiêm ngay khi có vắc xin.
Dẫn tin từ Tuổi Trẻ, đại diện HCDC cũng cho biết với thời tiết này, cần lưu ý các bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó có bệnh ho gà - đây là bệnh cần phải được tiêm vắc xin để phòng ngừa. Trước tình hình nguồn vắc xin đang gián đoạn thì những biện pháp dự phòng không dùng thuốc vẫn là giải pháp tối ưu.
Nếu người lớn có triệu chứng viêm đường hô hấp thì không tiếp xúc trực tiếp với trẻ, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với trẻ, đảm bảo vệ sinh nhà cửa, vật dụng. Người lớn cũng cần tiêm chủng đầy đủ để hạn chế việc lây bệnh cho trẻ em.
Những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, người nhà nên đưa trẻ đi tiêm ngay khi ngành y tế mời tiêm hoặc nếu có điều kiện có thể tiếp cận cơ sở ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...