TP.HCM: Phát hiện 136 ổ dịch sốt xuất huyết mới, đã có 9 người qua đời vì sốt xuất huyết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin, tính đến tuần 24, TP.HCM ghi nhận 16.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 117,3% với cùng kỳ năm 2021 là 7.388 ca, với số ca sốt xuất huyết nặng là 274 ca.
Trong tuần, Thành phố ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 9 trường hợp.
Số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở TP.HCM, trong một tuần phát hiện 136 ổ dịch mới. Ảnh minh họa
Số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở tất cả các quận huyện, TP. Thủ Đức. Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Hưng Thuận, Thạnh Lộc (Quận 12); phường Linh Xuân (Thủ Đức); xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh); xã Trung Chánh (Huyện Hóc Môn).
Trong tuần 24 toàn thành phố ghi nhận 136 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 77 phường, xã thuộc 16/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 13 ổ dịch mới so với tuần 23. Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 257 ổ dịch và có 1 phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng.
Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến tuần 24, Thành phố ghi nhận 6.767 trường hợp mắc bệnh. Riêng trong tuần 24, thành phố ghi nhận thêm 932 ca bệnh tay chân miệng, giảm 105 ca (10,1%) so với trung bình 4 tuần trước đó (cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú).
Trong tuần 24 toàn thành phố ghi nhận 05 ổ dịch Tay chân miệng mới phát sinh tại 3 quận huyện (Bình Thạnh, Bình Tân, Thành phố Thủ Đức-KV3), tăng so với tuần 23 (04 ổ dịch). Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 24 năm 2022 là 56 ổ dịch. Tất cả các ổ dịch đều được xử lý kịp thời.
Để phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế TP.HCM khuyến cáo 7 biện pháp để diệt lăng quăng:
- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà.
- Lật úp hoặc loại bỏ các vật chứa không sử dụng có thể gây đọng nước làm phát sinh lăng quăng như: xô, lọ, chai cũ, hộp cơm, ly nước dùng 1 lần…
- Thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 01 lần/tuần
- Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối tránh bị tắc gây đọng nước
- Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến
- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
- Bỏ muối vào các khu vực đọng nước mà không thể dọn dẹp được như nước trong bình hoa để cúng tại các nghĩa trang, chén kê chân chạn…
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng nó có thể chứa những kim loại nặng và hóa chất độc hại. Thế nên việc chọn lựa chảo gang chất lượng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này, nhiều người đã tận dụng nhiệt từ cục nóng để phơi quần áo, giúp tiết kiệm thời gian làm khô
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để thay thế cho các loại băng vệ sinh truyền thống, giúp cơ thể năng động hơn mà không lo bị tràn trong suốt ngày dài.
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm "xế hộp" có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn. Cần làm gì để bảo vệ xe ô tô?