Theo thông tin của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân và xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ComBe Five lô số 220110218B hạn dùng 31/3/2021. Chưa được các tỉnh, thành phố điều tra, kết luận nguyên nhân tổ chức họp Hội đồng và báo cáo kịp thời về Bộ Y tế dẫn đến việc không tổng hợp được đầy đủ số liệu về an toàn tiêm chủng.

Từ báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về tình hình sử dụng vắc xin ComBe Five trong tháng 9-10/2020, Ý kiến đề xuất của thường trực hội đồng tư vấn chuyên môn Bộ Y tế và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, đã tổ chức họp với các chuyên gia thuộc lĩnh vực dịch tễ và lâm sàng để xem xét kết luận nguyên nhân từng trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ComBe Five nêu trên.

Tìm nguyên nhân và xử trí các tai biến sau khi tiêm vắc xin ComBe Five.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, từ 01/01/2020 đến 30/6/2020, cả nước ghi nhận ghi nhận 9.918 trường hợp phản ứng thông thường và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Trong đó, có 14 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 (01 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBe Five và  13 trường hợp sau tiêm vắc xin do SII sản xuất) trên tổng số 1.379.944 liều vắc xin 5 trong 1 sử dụng.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng Bộ y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng kịp thời, khi điều tra phải thu thập đầy đủ chi tiết các thông tin về diễn biến lâm sàng. Cách xử lý cũng như tiền sử bệnh tật của trẻ để cung cấp cho hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.

Đồng thời họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để kết luận nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; Kết luận của Hội đồng cấp tỉnh đối với trường hợp phản ứng, phản vệ cần phân loại rõ mức độ theo quy định của Bộ Y tế. Và báo cáo ngay về Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sau khi có kết luận của Hội đồng chuyên môn.

Phải thực hiện tiêm Adrenalin ngay khi tiếp nhận trường hợp phải ứng phản vệ và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế tối đa các trường hợp phản vệ độ I, II chuyển sang độ III và IV hoặc tử vong. Qua đó cần tăng cường hoạt động tập huấn cho các cán bộ tham gia tiêm chủng về theo dõi xử lý các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Xuân Thành