Tìm hiểu các dạng rối loạn lo âu thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với những áp lực, căng thẳng từ cuộc sống, công việc, gia đình,... ngày càng tăng. Từ đó dẫn đến sự lo lắng, bất an, mất ngủ triền miên, tinh thần sa sút. Đây là những triệu chứng phổ biến của căn bệnh rối loạn lo âu mà con người ở xã hội hiện đại hay mắc phải.
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về hội chứng rối loạn lo âu cũng như các vấn đề liên quan như: dấu hiệu nhận biết, các dạng bệnh thường gặp và về cách chữa như thế nào sẽ giúp mọi người có thể phòng tránh cũng như điều trị kịp thời và hiệu quả.
1. Rối loạn lo âu là gì?
Cảm giác lo âu là một hệ thống báo động được kích hoạt khi cơ thể nhận thấy bất cứ mối nguy hiểm hay sự đe dọa nào. Chẳng hạn khi bạn gặp một vấn đề vượt tầm kiểm soát, bạn thường có cảm giác lo âu, đứng ngồi không yên. Đây là một phản ứng tự nhiên, hoàn toàn bình thường của con người liên quan đến tâm trí và cơ thể.
Tuy nhiên khi tình trạng lo âu kéo dài và trở nên thái quá, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng rối loạn lo âu.
Hiện nay, rối loạn lo âu là một trong những chẩn đoán phổ biến trong chuyên ngành sức khỏe tâm thần. Bệnh này liên quan nhiều đến việc thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức và luôn trong tình trạng cảnh giác, sợ hãi. Các rối loạn lo âu khác với cảm giác căng thẳng trong đó có sự sợ hãi quá mức. Chúng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như áp lực, tiền sử bị lạm dụng, bạo hành, hoặc có thể là do di truyền,...
Những người mắc chứng bệnh rối loạn lo âu thường xuất hiện các triệu chứng xảy ra đồng thời có thể hình thành một hội chứng mới có tên gọi tắt là ALPIM. Cụ thể: A: Anxiety-lo âu; L: Laxity-uể oải; P: Pain- đau nhức; I: Immune- miễn dịch (phản ứng dị ứng của cơ thể như khó thở); M: Mood- khí sắc (thay đổi tính khí như buồn chán thất thường).
2. Tìm hiểu các dạng rối loạn lo âu thường gặp
Rối loạn lo âu được chia thành nhiều dạng với các triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các dạng rối loạn lo âu đều có điểm chung đó là lo âu xảy ra thường xuyên, quá mức, không tương xứng với tình trạng hiện tại và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Rối loạn lo âu toàn thể
Đây là dạng rối loạn lo âu nhẹ nhất với biểu hiện đặc trưng là cảm giác lo lắng, sợ hãi tột độ. Những người mắc phải hội chứng này thường lo lắng về tất cả các hoạt động diễn ra xung quanh cuộc sống của họ. Từ đó khiến họ không thể tự kiểm soát bản thân và mất quyền tự chủ.
Những triệu chứng thể chất mà rối loạn toàn thể gây ra như mệt mỏi, khó tập trung, run rẩy, đau đầu, tê tay chân, buồn nôn, khó thở, tức ngực,... Rối loạn toàn thể có thể được phát hiện ngay khi người bệnh lo âu quá nhiều mà không rõ nguyên nhân hay nguyên nhân vô lý, trải qua ít nhất 6 tháng.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đây là một loại bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh lo lắng quá nhiều lần về những điều không có thực. Các biểu hiện thường gặp như lau chùi kỹ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, tích trữ quá đáng.
Thực tế cứ 50 người lại có 1 người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế với tỉ lệ mắc phải ở nam và nữ như nhau. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gắn liền với trầm cảm, rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu, bia và chất gây nghiện.
Rối loạn stress sau sang chấn
Thường xảy ra với những người từng trải qua các sang chấn tâm lý, biến động lớn trong cuộc đời như chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai,... Tình trạng này thường bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sang chấn, đôi khi là nhiều năm. Các triệu chứng có thể xuất hiện như gặp ác mộng, cô lập với mọi người, nổi giận bất chợt.
Rối loạn lo âu xã hội
Biểu hiện của dạng này là người bệnh thường cảm thấy nhút nhát với hầu hết các vấn đề xã hội, sợ nhận xét đánh giá từ dư luận. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và cản trở các mối quan hệ trong cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp như cảm thấy xấu hổ, chân tay run rẩy, hoảng sợ quá mức,...
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ
Dạng rối loạn lo âu này khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi tột độ dù chỉ là những sự vật, sự việc rất đỗi bình thường. Nỗi ám ảnh sợ này thường kéo dài, gây ra các phản ứng thể chất và tâm lý.
Rối loạn ám ảnh sợ được chia thành 3 nhóm: ám ảnh sợ chuyên biệt (sợ nhện, sợ độ cao,...), ám ảnh sợ xã hội (sợ khó khăn trong một tình thế xã hội), ám ảnh sợ khoảng rộng (sợ một tình huống nào đó có thể gây ra hoảng loạn).
Rối loạn lo âu lan tỏa
Đây là một dạng rối loạn khá nặng nề, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán chường. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ rơi vào trầm cảm, bi quan, thậm chí là tự sát. Các triệu chứng của bệnh thường gặp là lo âu, stress, tăng động thần kinh tự chủ, cảnh giác về nhận thức.
3. Hội chứng rối loạn lo âu là do đâu?
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng các nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến hội chứng này thường gặp như sau:
Môi trường sống: Áp lực đến từ cuộc sống, công việc, gia đình luôn cũng là yếu tố dẫn đến sự lo âu, căng thẳng. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, phức tạp đến mức bản thân không thể tự cân bằng và vượt qua sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu.
Gen di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ gen có thể ảnh hưởng đến chức năng não và gây ra sự lo âu khi còn nhỏ. Chính điều này khiến cho nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm tăng đáng kể.
Tính cách cá nhân: Thường những người có tính cách ít nói, sống nội tâm, ngại tiếp xúc dễ có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu.
4. Rối loạn lo âu có chữa được không?
Để chứng rối loạn lo âu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt, người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần có xu hướng ưu tiên điều trị rối loạn lo âu bằng các phương pháp không dùng thuốc vừa có thể tránh các tác dụng phụ vừa mang lại hiệu quả cao:
Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Hầu hết người bệnh thường có các suy nghĩ tiêu cực dẫn đến lo lắng, đau khổ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra chứng rối loạn lo âu hay trầm cảm. Liệu pháp nhận thức hành vi là hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rằng họ không thể điều khiển tất cả mọi thứ nhưng có thể kiểm soát cách họ tiếp nhận và giải quyết vấn đề của bản thân.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả lâu dài, liệu pháp này cần nhiều thời gian, động lực của người bệnh cũng như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia trị liệu.
Luyện tập yoga chữa rối loạn lo âu
Các bài tập yoga giúp người tập thư giãn bằng việc chú ý hơi thở qua từng động tác và kỹ thuật. Vì vậy mà yoga không chỉ mang đến sức khỏe về thể chất mà còn có thể tạo được sự điềm tĩnh, thư giãn trong cuộc sống. Hơn nữa yoga còn giúp bạn kiểm soát được sự lo lắng, cũng như cảm xúc của bản thân tốt hơn.
Thay đổi lối sống tích cực để chữa rối loạn lo âu
Áp dụng lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục, từ bỏ các thói quen xấu, có hại cho sức khỏe như thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc lá,... sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng rối loạn lo âu hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tìm niềm vui trong cuộc sống, hoặc tiếp xúc với những người có thái độ tích cực,... Từ đó sẽ giúp họ tự tin, thoải mái và yêu đời hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....