Thường xuyên ăn dưa, cà muối nguy cơ rước ung thư
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính xuất hiện khi một hoặc vài tế bào biểu mô trong vòm họng bị biến đổi ghen, tạo thành khối u trong vòm họng.
Theo thống kê ở nước ta tỷ lệ người mắc bệnh này so với các bệnh ung thu khác là khá cao lên tới 1-12%. Trong số đó có đến 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thành công thấp.
Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư vòm họng, bác sĩ An cho biết có 5 dấu hiệu sau:
+ Đau đầu: Người bệnh tự nhiên thấy đau đầu âm ỉ từng cơn
+ Ù tai: Thường bị ù một bên tai, tiếng trầm như tiếng ve kêu
+ Ngạt một bên mũi
+ Khàn tiếng: Kèm theo khó nuốt kéo dài không rõ nguyên nhân
+ Có u hạch cứng ở cổ phẩn cổ trên
Theo PGS An hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại bệnh ung thư này. Một số nghiên cứu cho thấy: Những người nhiễm virus epsstein - barr thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn. Dấu hiệu của ung thư vòm họng không rõ ràng nên thường bị bỏ qua và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng những người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều loại đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối... là những người dễ mắc loại bệnh ung thư nguy hiểm này. Ung thư vòm họng xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 đến 60 tuổi.
Phát hiện sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư nói chung, ung thư vòm họng nói riêng. Tuy nhiên, do những biểu hiện không rõ ràng nên bệnh nhân ung thư vòm họng đa số chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối.
Chính vì thế, BS An khuyến cáo nếu thấy các bất thường cần đến các phòng khám để được soi vòm. Hiện nay, với sự phát triển của y tế chỉ cần nội soi vòm họng cũng có thể phát hiện bất thường có ung thư hay không.
Cách phòng và tránh bệnh ung thư vòm họng, PGS An cho biết tốt nhất không nên hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng. Người dân nên hạn chế ăn các loại đồ ăn lên men như dưa muối, cá muối, cà muối… Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến hiện nay là xạ trị và hóa trị liệu. Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ có ý nghĩa nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Nên cho bệnh nhân ăn các đồ ăn lỏng, dễ nuốt nhưng đảm bảo chất dinh dưỡng.
Sau khi thực hiện điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị liệu, bệnh nhân cần thường xuyên luyện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ để giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị kể trên.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...