Thực phẩm mẹ bầu chớ bỏ qua trong tháng cuối thai kỳ để con sinh ra khỏe mạnh, thông minh
Ở giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi đã gần như hoàn tất, em đã ổn định ở dưới xương chậu và sẵn sàng cho một hành trình mới. Đây cũng là thời điểm cân nặng của con tăng nhanh và phổi sẽ gia tăng về kích thước.
Mẹ bầu nên chú trọng nguyên tắc không cần ăn nhiều, chú trọng bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Nhóm thực phẩm tốt cho mẹ bầu tháng cuối thai kỳ
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón, ợ nóng, ợ chua khi mang thai và có lợi cho sự phát triển của thai nhi trong khoảng thời gian “nước rút”.
Chất xơ
Rau xanh, trái cây, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, đu đủ…là những thực phẩm giàu chất xơ cho mẹ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngừa táo bón, tiêu chảy.
Sắt
Sắt có nhiều trong cá, thịt gà, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, đậu Hà lan, cải bó xôi, các loại quả mọng, đậu nành và trái cây sấy khô. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung 30mg sắt mỗi ngày để thai nhi khỏe mạnh và duy trì đến khi lâm bồn.
Canxi
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên cung cấp cho cơ thể 150 – 450mg canxi một ngày. Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu gồm rau cải xanh, sữa, bột yến mạch, hạnh nhân và hạt mè.
Vitamin C
Để cơ thể có thể hấp thu chất sắt tối đa cho cơ thể thì mẹ bầu nên dùng kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra, vitamin C còn giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và ngừa cảm lạnh hiệu quả.
Cam, quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh và súp lơ là những thực phẩm giàu vitamin C được khuyên dùng cho mẹ bầu trong tháng cuối thai kỳ.
Axit folic
Axit folic được biết là dưỡng chất tự nhiên ngừa dị tật thai nhi hiệu quả, đặc biệt là các dị tật liên quan đến nứt đốt sống trong 3 tháng cuối mang thai. Để cung cấp đủ axit folic cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung các loại rau lá xanh, đậu xanh, đậu đen…vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
Thực phẩm cần tránh trong tháng thứ 9 của thai kỳ
Caffeine
Mẹ bầu nên hạn chế các thức uống có caffein trong tháng cuối của thai kỳ. Theo Momjunction, nếu mẹ có sử dụng caffein thì không nên vượt quá 200mg mỗi ngày.
Rượu
Các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế uống rượu vì những chất kích thích có trong đó có thể gây nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh và tình trạng chậm phát triển ở trẻ sau khi sinh.
Đường hóa học
Đường hóa học là chất làm ngọt mà mẹ bầu cần loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn của mình trong thời gian mang thai. Nếu thai phụ thường xuyên ăn thực phẩm có chứa đường hóa học sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, gây suy giảm chức năng tiêu hóa, cản trở hấp thu chất dinh dưỡng.
Hải sản sống
Trong hải sản sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như salmonella, toxoplasmosis, sán…gây hại cho sức khỏe. Một số món ăn quen thuộc mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn này như sushi, hàu sống...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.