Thực phẩm không dành cho người bị viêm thanh quản
Nội dung bài viết
Khi mắc bệnh viêm thanh quản, người bệnh ngoài một chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt thì vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Vậy viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh?
Khái quát về bệnh viêm thanh quản
Thanh quản là nơi phát âm của họng, sự đóng mở của dây thanh cùng với sự chuyển rung động tạo nên âm thanh. Viêm thanh quản là tình trạng các dây thanh này bị kích ứng, viêm nhiễm dẫn đến khàn giọng, sưng họng, thậm chí mất hẳn tiếng nói trong một thời gian.
Viêm thanh quản chia làm hai loại: Thứ nhất viêm thanh quản cấp tính do virus gây nên và có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Trong khi đó, viêm thanh quản mãn tính là tình trạng xảy ra do các tác nhân môi trường như ô nhiễm hay sử dụng giọng nói quá nhiều. Trường hợp này có thể trầm trọng và lâu khỏi hơn.
Khi mắc bệnh viêm thanh quản, bạn có thể gặp một số triệu chứng như mất giọng, khó nói, ngứa, vướng víu cổ họng khi thanh quản bị sưng tấy, khô cổ họng, nước bọt nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số người có thể cảm thấy ho khan, đau rát họng hoặc sốt nhẹ.
Viêm thanh quản kiêng ăn gì?
Với người bị viêm thanh quản, chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị bệnh. Bệnh có thể lâu khỏi, thậm chí trở nặng nếu bạn không ăn uống điều độ và kiêng kỵ với số thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh
Thực phẩm cay nóng vốn rất kích thích vị giác và làm cho chúng ta cảm thấy món ăn hấp dẫn hơn. Thế nhưng, với người bị viêm thanh quản, đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng và khiến thanh quản bị tổn thương nhiều hơn.
Bạn có thể nhận thấy điều ngay ngay sau khi ăn đồ ăn nhiều tiêu ớt hoặc các loại đồ ướp lạnh. Cổ họng sẽ đau rát hơn, ho nhiều hơn và thậm chí mất giọng trọng thời gian dài.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, món rán, xào
Những thực phẩm được chế biến nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho bệnh càng lúc càng nghiêm trọng hơn. Dầu mỡ có thể làm tình trạng viêm trong cổ họng trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn có thể gây ra nóng trong người, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể. Chính vì thế, nếu muốn khỏi bệnh thì nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ do các cách chế biến chiên, xào, rán.
Thực phẩm có tính axit
Khi hỏi viêm thanh quản kiêng ăn gì, bạn có thể nhận được câu trả lời là những loại quả như mận, dứa, chanh, cà chua... Bạn có biết lý do vì sao không? Đây là những thực phẩm giàu tính axit, chúng có thể "đốt cháy" cổ họng và khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày thêm trầm trọng. Điều này đặc biệt phải cẩn thận với những người mắc bệnh về dạ dày thực quản.
Đồ ăn cứng giòn
Đồ ăn cứng giòn khi vào thực quản có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cổ họng và dây thanh quản, gây ra những vết thương và khiến bệnh nặng thêm. Chính vì thế, để mau lành bệnh, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm như ngũ cốc, mì tôm sống, các loại hạt...
Thức uống có cồn và caffeine
Rượu và những thức uống có chứa caffeine rất dễ gây mất nước và khiến cổ họng bị khô cứng trong thời gian điều trị bệnh. Ngoài ra những thực phẩm khác như thuốc lá, socola, đậu phộng... cũng có thể gây kích ứng cổ họng và khiến bệnh thêm khó điều trị.
Thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn
Nếu sử dụng quá nhiều đường trong ăn uống, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Điều này không chỉ gây ra tình trạng béo phì tiểu đường mà có thể khiến người bị bệnh viêm thanh quản có những triệu chứng khó thở hoặc ho nhiều hơn.
Trong khi đó, nếu dư thừa muối trong cơ thể thì sẽ gây tích lũy chất lỏng và khiến bệnh nhân ho đờm nặng hơn. Vậy thì, cách tốt nhất để ăn uống khi điều trị bệnh viêm thanh quản là nên ăn uống thanh đạm và có thể nêm nếm nhạt hơn bình thường một tí.
Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Ngoài những loại thực phẩm trên thì người bị viêm thanh quản cần kiêng một số thực phẩm có thể gây ra dị ứng như các loại hải sản, các loại cá có phấn như cá hố, cá nục. Nếu gặp tình trạng dị ứng, cổ họng sẽ bị kích ứng nghiêm trọng khiến các vết thương lâu lành hơn. Việc điều trị bệnh cũng vì thế mà khó khăn hơn rất nhiều.
Viêm dây thanh quản nên ăn gì?
Người bị viêm thanh quản cần một chế độ ăn uống dinh dưỡng và điều độ để điều trị bệnh. Vậy người bệnh nên ăn gì để mau khỏi hơn?
Uống nước nhiều
Nước ấm là liều thuốc vô cùng hiệu quả trong việc điều trị viêm thanh quản viêm họng. Nước ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm chất nhầy, ngăn nghẹt mũi và tắt mũi vô cùng tốt. Bên cạnh đó, uống nhiều nước có thể hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể giúp người bệnh nhanh chóng lành bệnh hơn.
Rau xanh và trái cây
Rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào trong cơ thể. Những dưỡng chất này có thể giúp chống oxy hóa, làm giảm tình trạng viêm, tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng khó thở tốt hơn. Chính vì thế khi điều trị bệnh viêm thanh quản, bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm như dâu tây, bưởi, quả mâm xôi, rau bina, bông cải xanh, khoai lang, cà rốt, súp lơ...
Thức ăn mềm, dễ nuốt
Khi cổ họng bị tổn thương thì những thực phẩm dạng lỏng, dễ nuốt sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn. Chính vì thế, bạn nên ưu tiên những món như cháo, súp, các loại nước luộc rau củ... trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Với hàm lượng chất béo thấp nhưng giàu dinh dưỡng, sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa rất tốt cho người bị viêm thanh quản. Sữa rất giàu protein, vitamin D, canxi và nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong các sản phẩm làm từ sữa thì sữa chua là lựa chọn tốt nhất. Đây là thực phẩm giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch.
Những lưu ý khi mắc bệnh viêm thanh quản
Khi mắc bệnh viêm thanh quản, ngoài chế độ dinh dưỡng và các phương pháp điều trị bệnh thì bạn cần một chế độ sinh hoạt lành mạnh để mau khỏi bệnh.
Các bác sĩ thường khuyên nên giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình trị bệnh nên hạn chế nói nhiều, nói to để tránh những tổn thương cổ họng ngày càng nghiêm trọng.
Với những người sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, người bán hàng thì nên có kế hoạch bảo vệ và nghỉ ngơi cho thanh quản vì ưu tiên khỏi bệnh là trên hết.
Bên cạnh đó, để bệnh tiến triển tốt hơn thì nên có thể sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm trong phòng ngủ, có thể kết hợp với các loại tinh dầu để giúp dễ thở hơn.
Ngoài ra, khói bụi, hóa chất độc hại chính là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh. Vì thế, bạn cần đeo khẩu trang và che chắn phần mũi miệng, cổ họng khi đi ra để tránh nhiễm độc.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...