Thực phẩm bổ máu: Không biết thì da dẻ muôn đời 'bệch bạc'
Ăn gì để bổ máu? Dù hàng ngày rất chăm chút đến thực đơn cho gia đình nhưng bạn cũng cũng chỉ có thể nắm được một vài thực phẩm giúp bổ máu, bởi bạn đâu phải chuyên gia.
Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tham khảo bài viết này để biết được ăn gì bổ máu, từ đó có thể bổ sung hợp lý, đa dạng trong chế độ ăn của gia đình.
Nguyên nhân gây thiếu sắt là gì?
+ Thiếu sắt do tăng nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt...
+ Thiếu sắt do cung cấp thiếu: chế độ ăn uống không hợp lý, không ăn đầy đủ các loại thực phẩm, người kiêng, người kén ăn, người già...
+ Thiếu sắt do hấp thụ sắt kém: người mắc các bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, người sử dụng nhiều thức ăn làm giảm khả năng hấp thụ sắt như chè, cà phê...
Các thực phẩm giàu sắt
Ăn gì bổ máu? Nếu bạn chưa biết loại gì ăn vào bổ máu thì có thể tham khảo các thực đơn cho người thiếu máu sau:
Gan
Gan không chỉ là nguồn vitamin B dồi dào mà còn rất giàu chất sắt. Bạn nên tiêu thụ các loại gan tốt nhất như gan bò, gan ngỗng, gan gà và gan lợn.
Các loại hạt
Hạt óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều… sẽ giúp cung cấp chất sắt tốt hơn. Theo nghiên cứu, cứ 100g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể.
Lòng đỏ trứng
Cứ 100g lòng đỏ trứng có chứa 2,7mg sắt. Vì lượng sắt dồi dào và nhiều dinh dưỡng nên lòng đỏ trứng gà từ xa xưa đã được coi là thực phẩm bổ máu cho trẻ.
Đậu phụ
Đậu phụ làm từ hạt đậu tương có khả năng cung cấp một lượng sắt rất dồi dào. Chỉ cần một nửa cốc đậu phụ, là có thể cung cấp khoảng 1,82 mg chất sắt cho cơ thể.
Gà tây
Cứ 85g thịt gà tây có khoảng 1,1mg sắt. Loại thịt trắng này không chỉ cung cấp sắt dồi dào mà còn là thực phẩm giảm cân cho chế độ ăn kiêng và những người có lượng cholesterol cao.
Động vật thân mềm
Sò, hàu, trai, điệp, ốc… chứa hàm lượng lớn chất sắt. Nó cũng là thực đơn giúp bồi bổ sinh khí cho nam giới được khuyên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Ngũ cấp giúp cung cấp từ 1,8mg - 21,1 mg sắt khi dùng ở thể lạnh. Khi ở thể nóng, hàm lượng sắt trong ngũ cốc giảm, dao động từ 4,9mg - 8,1mg.
Cải bó xôi (rau bina)
Cứ 100g rau bina sẽ cung cấp cho cơ thể 2,7mg sắt. Đây là một loại rau rất giàu chất sắt nên bổ sung hàng tuần trong thực đơn của gia đình bạn.
Hạt bí ngô
Bí ngô và hạt bí ngô rất giàu dinh dưỡng. Ngoài hàm lượng sắt chúng còn chứa canxi, kẽm và magiê là khoáng chất quan trọng nhất với cơ thể. Chính vì thế bí ngô hay hạt bí ngô còn được chọn làm thực phẩm bổ máu cho bà bầu một cách phổ biến.
Chocolate đen và bột ca cao
Chocolate đen và bột cacao đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Chúng còn giúp làm giảm lượng cholesterol và huyết áp, rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.
Củ cải đường
Củ cải đường có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Do vậy, củ cải đường cũng nằm trong thực phẩm bổ máu được nhiều gia đình lựa chọn.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Những loại thịt này còn chứa phức hợp heme-sắt, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, các loại thịt đỏ còn là nguồn cung cấp hàm lượng lớn vitamin B12.
Trái cây bổ máu
Thiếu máu ăn hoa quả gì? Những loại trái cây dưới đây không chỉ giúp cung cấp các vitamin mà còn cung cấp một lượng sắt dồi dào cho cơ thể.
Lựu
Lưu là loại trái cây rất giàu chất sắt và vitamin C, vì thế, ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi…
Cà chua
Cà chua là loại trái cây rất giàu vitamin C, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất sắt. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa lycopene và vitamin E, đây là những thành phần tốt cho tóc và làn da của chúng ta.
Chanh, cam, bưởi
Chanh, cam, bưởi không chứa sắt nhưng rất giàu vitamin C. Vitamin C là chất dẫn xuất giúp sắt trong các thực phẩm khác khi nạp và cơ thể có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt tốt hơn.
Thiếu máu uống thuốc gì?
+ Người thiếu sắt ngoài bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào trong thực đơn hàng ngày thì có thể dùng kết hợp với các loại thuốc như: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate.
+ Để hàm lượng sắt được hấp thụ tốt nhất vào trong cơ thể thì bạn nên uống các loại vitamin C như uống nước cam, chanh hàng ngày. Vì vitamin C là chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
+ Bạn nên uống sắt vào lúc đói, hoặc uống trong lúc ăn nếu bị đau bao tử.
+ Uống các chế phẩm bổ sung sắt liên tục và kéo dài. Ngay cả khi lượng sắt đã ổn định vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo.
Thực phẩm chức năng bổ máu
Bạn cũng có thể cung cấp sắt cho cơ thể tốt hơn từ các loại thực phẩm chức năng bổ máu như:
Ferrumplus: Bổ sung sắt, acid folic và các vitamin giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Doppelherz Haemo Vital: Cung cấp sắt và các Vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu giúp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Acti Globin: Bổ sung sắt và các vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu và chế độ ăn hàng ngày.
Acid Folic: Viên uống tạo máu, bổ sung Acid Folic cần thiết cho cơ thể, giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng.
Fenana: Giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe, bảo vệ hệ miễn dịch cho người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, có biểu hiện thiếu máu. Bổ sung sắt, acid folic…
Deervet: Giúp bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi; Hỗ trợ để cải thiện khả năng lưu thông máu và tạo máu; Giúp tăng cường các chức năng của hệ tuần hoàn…
Người thiếu máu không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm chứa axit oxalic
Axit oxalic là một axit hữu cơ tương đối mạnh, có thể phản ứng với canxi trong máu hay trong mô thành kết tủa oxalat canxi. Vì vậy, những thực phẩm chứa nhiều axit oxalic được khuyên không nên sử dụng cho người bệnh thiếu máu như: Quả khế; Hồ tiêu; Mùi tây; Rau dền
Thực phẩm chứa nhiều phytat
Ở đường tiêu hoá, phytat thường gắn với sắt nên dễ ngăn cản hấp thu sắt. Trong khi đó, sắt lại là chất cần thiết cho người bệnh thiếu máu nên phytat không nằm trong nhóm thực phẩm thân thiện mà người bệnh nên sử dụng.
Một số loại thực phẩm chứa axit phytic và phytat bạn nên tránh khi mắc bệnh thiếu máu: Đậu; Gạo nâu
Thực phẩm giàu tanin
Tanin (hoặc tannin, tannoit) là hợp chất polyphenol có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein. Khi đưa vào cơ thể, tanin có thể phản ứng hóa học với sắt tạo thành muối khó hòa tan, gây ức chế quá trình hấp thụ sắt.
Những thực phẩm giàu tanin bạn nên hạn chế ăn khi thiếu máu: Trà; Cà phê; Nho; Bắp; Hồng; Bắp chuối; Trái cây non có vị chát.
Thực phẩm giàu gluten
Đối với một số thể trạng, gluten khi đưa vào cơ thể có thể gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu.
Các thực phẩm giàu gluten người thiếu máu không nên dùng: Mì ống
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Trong cơ thể, 98% canxi chứa nhiều trong xương và răng, chỉ 2% còn lại tồn tại trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu. Do đó, nếu người bệnh đang thiếu máu mà lượng canxi tồn tại trong máu quá nhiều thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đông máu vô cùng nguy hiểm.
Các thực phẩm chứa nhiều canxi bạn nên tránh dùng khi thiếu máu: cải ngọt, cải xoăn; Quả sung; Cá mòi
Ăn gì bổ máu? Với những thực đơn được đề cử trong bài viết này có lẽ cũng đủ để bạn tha hồ áp dụng cho một chế độ ăn đa dạng và giàu sắt giúp cung cấp sắt cho máu tốt hơn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...