Rau muống là một trong những loại rau phổ biến, đặc biệt phát triển vào mùa hè. Tuy nhiên, có một lời đồn lan truyền rằng: "Đừng ăn rau muống, vì rau muống là loại rau hút thuốc trừ sâu và kim loại nặng mạnh nhất trong tất cả các loại rau ăn lá, đặc biệt là loại ống rỗng, chứa nhiều kim loại nặng vô hình, mục đích chính của việc trồng rau muống là để làm sạch đất... ".

Ngay khi thông tin này được lan truyền, nhiều người tiêu dùng đã quen ăn rau muống cảm thấy băn khoăn: Sự thật có phải như vậy không? Ăn rau muống có tự tin vào tương lai sức khỏe của mình không?

Phân biệt rau nhiễm thuốc trừ sâu bằng mắt thường như thế nào?

Rau muống được tưới nhiều thuốc trừ sâu sẽ có thân to, lá to và dài hơn bình thường, trông rất non từ gốc đến ngọn. Đặc biệt, lá rau muống "tắm" hóa chất có màu xanh đen là do hấp thụ nhiều kim loại nặng và khi rửa thì nổi nhiều bọt.

Rau muống dùng chất kích thích để tăng trưởng nhanh thì rất dễ dập nát, khi bẻ đôi thì ít nhựa hơn, để từ sáng tới chiều thì bị héo hoặc vàng úa không ăn được.

Khi luộc, nếu nước rau luộc còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa thì rau không an toàn. Hơn nữa, rau bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát.

Trong trường hợp bạn vẫn không thể phân biệt được rau nhiễm hóa chất hay không, bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản khác: Lấy quả chanh, nhỏ vài giọt vào bát nước canh rau muống.

Trong nước rau muống luộc có chứa Ca(OH)2, chất diệp lục được xem như chất chỉ thị màu. Nước chanh lại chứa axit hữu cơ – axit citric chiếm 8% hàm lượng khô trong quả chanh, khi cho nước chanh vào nước rau muống sẽ làm đổi tính axit của rau. Điều này khiến nước sẽ chuyển từ xanh sang màu đỏ là điều rất bình thường.

Khi rau muống bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng, những chất độc tồn đọng trong thân hay lá rau sẽ làm cho nước rau không chuyển màu như trên khi cho nước chanh vào. Đây là dấu hiệu nhận biết rau muống có sạch hay không, có nhiễm chất độc hay không.

Cách chọn rau muống ngon và an toàn: Ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu. Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước.

 Một loại rau nào đó có khả năng tích tụ kim loại nặng rất mạnh, cũng không nhất thiết đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này được quyết định bởi môi trường sống của loại rau đó. Chỉ cần trồng ở môi trường sinh thái có đất, nguồn nước có hàm lượng kim loại nặng không vượt quá tiêu chuẩn thì không cần lo lắng.