Thói quen ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Nội dung bài viết
Ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì?
Trứng vịt lộn là cách để gọi một quả trứng bên trong đã hình thành đủ bộ phận của con vịt non đã được khoảng 17-21 ngày tuổi.
Trứng vịt lộn khi ăn phải luộc chín, dùng với gia vị và lá rau răm. Đây là món ăn bình dân được bán ở các gánh hàng rong, quà vặt tại một số nước châu Á, phổ biến nhất ở Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia. Trứng vịt lộn thậm chí còn được coi là một trong các món kỳ dị, khó ăn nhất thế giới, nhất là với phương Tây.
Đông y xem trứng vịt lộn là món ăn bài thuốc với công hiệu dưỡng huyết, ích trí. Nếu bạn đang thắc mắc ăn trứng vịt lộn có tốt không thì điều đầu tiên bạn cần biết là món ăn này giúp cơ thể mau lấy lại sức và cải thiện khả năng sinh lý rất tốt.
Thành phần dinh dưỡng có trong một quả trứng vịt lộn cũng rất ấn tượng. Vì có tới 182 kcal năng lượng, 13,6gam protein, 12,4gam lipid, 82 mg canxi, 212gam photpho và 600mg cholesterol trong mỗi quả trứng. Chưa kể, còn có rất nhiều beta carotene và các vitamin thuộc các nhóm A, B, C, sắt…
Với danh sách dưỡng chất nhiều như vậy nên không có gì khó hiểu khi trứng vịt lộn được coi là bài thuốc công hiệu trong việc dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành.
Thường xuyên ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Các chuyên gia dinh dưỡng không khẳng định một cách cực đoan ăn trứng vịt lộn có tốt không mà cho rằng việc ăn trứng vịt lộn mang lại kết quả thế nào cho cơ thể là tùy vào khẩu phần, cách ăn cũng như thời điểm ăn trứng vịt lộn.
Nếu bạn ăn trứng vịt lộn mỗi ngày thì sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Vì trong loại trứng này có nhiều chất bổ nên dùng nhiều cũng sẽ góp phần gây nên hoặc làm nặng thêm các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và tăng lượng protein. Thường xuyên dùng trứng vịt lộn cũng không tốt cho người có bệnh gout.
Trứng vịt lộn thường được ăn cùng gừng và rau răm. Vì đây là cách kết hợp hài hòa nhất để đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Trứng có tính hàn, rau răm và gừng có vị cay nồng, tính ấm nên ăn cùng trứng giúp tăng tác dụng ấm bụng.
Sự kết hợp này còn giúp chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, giảm sự chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng vịt lộn là khoảng 5gam gừng tươi thái chỉ với 5gam rau răm tươi.
Việc giới hạn số lần và số lượng ăn trứng vịt lộn trong tuần còn vì lý do liên qua đến món rau răm và gừng ăn kèm trứng. Khi ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét và làm giảm khả năng tình dục, đặc biệt là ở nam giới.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy trong rau răm có chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính, không có lợi cho khả năng sinh sản của hai giới.
Vì tất cả những lý do trên nên câu trả lời cho thắc mắc ăn trứng vịt lộn có tốt không là sẽ tốt nếu chỉ ăn mỗi tuần hai quả.
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài thì cần lưu ý hạn chế ăn các loại gan hay nội tạng gia súc, gia cầm.
Ngoài ra cũng cần tránh với việc cùng lúc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000 UI. Trứng vịt lộn trước khi ăn cần phải được rửa sạch, luộc chín, nhất là khi đang có tình trạng dịch bệnh cúm gia cầm.
Ăn trứng vịt lộn có tốt không với người gầy?
Trứng vịt lộn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây khi xem xét vấn đề ăn trứng vịt lộn có tốt không, cần biết đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân.
Trứng vịt lộn rất giàu vitamin A và chất tiền vitamin A. Vì vậy khi sử dụng trứng vịt lộn bạn cần phải nạp vào cơ thể một lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Chỉ có như vậy thì cơ thể bạn mới hấp thụ được một cách trọn vẹn.
Đây cũng là một lý do khác khiến trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng. Vì đã thu nạp một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn nạp vào thêm một lượng dầu mỡ nhất định thì sẽ làm tăng khả năng tăng cân hơn.
Ăn trứng vịt lộn có béo không?
Ngoài thắc mắc ăn trứng vịt lộn có tốt không thì việc ăn trứng vịt lộn có béo không cũng là là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Câu trả lời chắc chắn là “có” nếu như bạn ăn trứng vịt quá nhiều mà lại không đúng cách. Ngược lại bạn cũng có thể ăn trứng vịt lộn giảm cân nếu ăn đúng cách, đúng lúc với lượng phù hợp.
Việc ăn một hay hai quả trứng vịt lộn mỗi ngày cũng không hoàn toàn khiến bạn bị béo phì hoặc tăng cân ngày. “Ăn trứng vịt lộn có béo không?” còn phụ thuộc rằng thời điểm bạn ăn là lúc nào.
Sau khi ăn bạn có hoạt động không và vận động nhiều hay ít để tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, việc ăn trứng vịt lộn có kèm các món ăn khác hay không cũng là một yếu tố quyết định.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng béo phì, trong đó có lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Nếu bạn ăn trứng vịt lộn quá nhiều mỗi ngày trong một tuần (trên 3 quả/ngày) mà lại còn ăn vào buổi tối (là thời gian cơ thể ít hoạt động nhất) kết hợp với việc thường xuyên ăn vặt, không vận động thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng không mong muốn là cơ thể thừa năng lượng.
Lúc này nhiều chất mà bạn nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành chất béo khiến cân nặng vì thế mà tăng dần đều.
Trứng vịt lộn có tốt cho bà bầu?
Trứng vịt lộn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nên rất được các bà bầu ưu ái chọn lựa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé.
Tuy nhiên, cũng như với người bình thường, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn vì điều này không tốt cho sức khỏe. Các mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần 1 trứng.
Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm vì dễ làm hại đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai nếu dùng nhiều. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh dùng chung trứng với các món từ gan động vật hay uống thức uống bổ sung vì sẽ gây thừa vitamin A.
Ăn trứng vịt lộn kiêng gì?
1. Tránh ăn vào buổi tối
Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả việc chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao nên đây cũng đồng thời là một món ăn khó tiêu hóa.
Cả Đông y và Tây y đều khuyến cáo nên tránh ăn món ăn bổ dưỡng này vào buổi tối vì sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Dù vậy cũng không nên ăn quá thường xuyên và tránh ăn nhiều vào mỗi lần.
2. Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa được phát triển hoàn thiện nên việc ăn trứng vịt lộn dễ dẫn tới trướng bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mà bé từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần chỉ nên ăn từ một đến 2 lần là đủ.
3. Những thực phẩm kỵ với trứng vịt lộn
Ngoài vấn đề ăn trứng vịt lộn có tốt không thì không nên ăn trứng vịt lộn với gì cũng là điểm mà bạn cần chú ý. Trứng vịt lộn đặc biệt kỵ với những loại thực phẩm dưới đây.
Sữa
Trứng vịt lộn và sữa không nên ăn cùng một lúc với nhau. Nếu khi ăn kèm hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thụ được chất Lactose. Hơn nữa các chất dinh dưỡng khác cũng khó được tiêu hóa khi dùng chung.
Đậu nành hoặc sữa đậu nành
Trong đậu nành có chứa chất lysine. Chất này khi được kết hợp với chất protein fructose axit amin trong trứng sẽ tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.
Óc heo (lợn)
Tránh dùng trứng vịt lộn chung với ốc heo (lợn) vì sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Nhất là với những người bị chứng huyết áp cao đột ngột sẽ dẫn đến tử vong.
Thịt ngỗng, thịt thỏ và thịt rùa
Tuyệt đối lưu ý không ăn thịt thỏ, thịt ngỗng ngay sau khi ăn trứng, mà nhất là trứng vịt lộn vì hai loại thịt này có tính hàn. Khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
Đồng thời, khi ăn trứng cùng với thịt rùa còn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, Đặc biệt là những người đang bị cảm lạnh thì càng không nên ăn.
Tỏi
Tỏi khi được chiên quá cháy xém sẽ tạo ra một chất rất độc. Chính vì vậy tuyệt đối không nên ăn trứng cùng với tỏi.
Trái hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng vịt lộn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính.
Nước cam
Protein có sẵn trong trứng sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam và nước cam. Từ đó gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy nếu dùng chung hai loại thực phẩm này.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...