Thịt lợn có hai loại là thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo, lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Thịt nạc chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể dễ hấp thụ hemoglobin trong thịt lợn hơn là hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.

Chính vì vậy mà thịt lợn là một trong những thực phẩm động vật quan trọng trên bàn ăn của mọi người. Và gần như là món ăn chính trong chế độ ăn uống của nhiều gia đình.

Thịt lợn rất giàu protein và axit béo, có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Ảnh minh họa: Internet

Thịt lợn rất giàu protein và axit béo, có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết rất tốt, đối với con người thì hầu như toàn bộ cơ thể lợn là một kho báu, các bộ phận khác nhau trong đó có huyết lợn đều vô cùng bổ dưỡng, và có thể được làm nhiều loại thức ăn ngon. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy đại tiện và có tác dụng dưỡng âm, bổ sung sự thiếu hụt.

Thịt lợn có thể cung cấp cho con người protein chất lượng cao và các axit béo thiết yếu. Có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nó có thể cải thiện các triệu chứng như thiếu hụt m, chóng mặt và thiếu máu. Nó rất giàu kẽm và đồng, là những nguyên tố không thể thiếu cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thịt lợn cũng là nguồn cung cấp phốt pho và sắt chính, chất sắt tổng hợp trong thịt được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng, ngoài ra nó còn chứa các nguyên tố vi lượng khác như crom, coban, đồng, kẽm, mangan, selen, silic, flo. Thực phẩm chức năng có tác dụng giảm ho khan không có đờm và phân khô ở người cao tuổi.

Một số thực phẩm không nên ăn cùng thịt lợn 

Mặc dù thịt lợn tốt nhưng thịt lợn có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với một vài món ăn khác sẽ gây tác dụng phụ, chúng ta cần biết mà phòng tránh.

Tôm, ốc: Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Ăn thịt heo với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Lá mơ: Thịt heo chứa rất nhiều protein, dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được, gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Thịt heo chứa rất nhiều protein, dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Ảnh minh họa: Internet

Thịt bò: Khi nấu thịt heo và bò chung với nhau sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt. Vì thịt heo có tính hàn còn thịt bò tính ôn. Nên nấu riêng 2 loại thịt để đảm bảo mùi vị món ăn và không làm mất chất.

Gan dê và các loại gan: Các loại gan nói chung đều cấm kỵ sử dụng chung với thịt heo đặc biệt là gan dê. Vì gan dê có mùi gây, hơi hôi, khi xào cùng thịt heo sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Ngoài ra theo Đông y, ăn gan dê chung với thịt heo sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây đầy bụng, khó chịu và đau.

Gừng: Gừng có tác dụng khử mùi tanh của thịt nhưng khi dùng với thịt heo thì sẽ gây ra tác dụng phụ. Vì theo Đông Y, thịt heo thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa. Khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.

Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh, chúng ta nên biết để tránh khi chọn mua

Những lưu ý khi chọn thịt lợn ngon, tránh mua phải thịt lơn bệnh Ảnh minh họa: Internet

Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.

Lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.

Lợn đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Lợn gạo: Thịt lợn bị nhiễm sán dây (lợn gạo) có thể nhận biết bằng cách khi mua nên quan sát kỹ ở các thớ thịt có các hạt như hạt gạo nổi lên hay không, các hạt nổi lên đó chính là nang của ấu trùng sán dây.