Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa từ cuối xuân sang hè, điều kiện thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng nhờ tính đa dạng trong chế biến. Tuy nhiên, nếu không biết cách chọn mua và bảo quản thịt gà đúng có thể khiến thịt gà trở thành nguồn gây bệnh như các loại vi trùng Campylobacter, Salmonella hoặc Clostridium perfringens,...

 

Kiểm tra màu sắc

Quan sát màu sắc bên ngoài của thịt gà là một trong những cách dễ dàng nhất để quyết định xem thịt gà có còn sử dụng được hay không.

Thịt gà tươi sống thường có màu hồng hoặc trắng hồng, đôi khi có thể sẫm màu một chút nếu thịt tiếp xúc với không khí thoáng, nhưng không nên quá đậm.

Thịt gà màu xanh hoặc xám là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nó đã bị hư hỏng. Loại bỏ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dựa trên bề ngoài.

Ảnh minh họa

Đối với gà nấu chín, thịt thường có màu từ trắng đến nâu nhạt nhưng cần kiểm tra xem có nấm mốc phát triển không, đặc biệt nếu gà đã được bảo quản trong tủ lạnh hơn ba ngày.

Màu sắc hoặc đốm không tự nhiên trên thịt là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của vi khuẩn có thể gây ra vi khuẩn salmonella hoặc ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, hãy chú ý đến thịt gà nấu chín có vẻ nhão hoặc quá ướt. Tốt nhất nên vứt bỏ chỗ thịt gà đã hỏng. Thịt gà bảo quản trong tủ lạnh vẫn săn chắc, trắng và mềm thì vẫn có thể thưởng thức một cách an toàn.

Chú ý mùi thịt

Hành động ngửi đơn giản có thể cung cấp cho người nấu nhiều thông tin và giúp tránh mắc phải những sai lầm tai hại trong nhà bếp.

Mùi hôi nồng nặc, khó chịu là dấu hiệu cho thấy gà đã bị hỏng. Tuy nhiên, mùi thịt thoang thoảng là điều bình thường đối với gà mua ở cửa hàng, trong khi gà đã hỏng có thể có mùi lưu huỳnh, mùi tất bẩn hoặc mùi amoniac.

Nếu mùi quá nồng thì có lẽ đã đến lúc phải loại bỏ. Điều tương tự cũng xảy ra với thịt gà nấu chín, mùi hôi là dấu hiệu cuối cùng cho thấy nó không thể ăn được.

Một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Gia cầm đã chỉ ra rằng vi khuẩn tạo ra những mùi khó chịu này và chứng tỏ thịt gà không còn thích hợp để ăn.

Ảnh minh họa

Loại bỏ thịt có lớp màng nhầy nhụa

Lớp màng mỏng, ướt là điều bình thường đối với thịt gà sống khi lấy ra khỏi gói, nhưng nếu nó có kết cấu nhầy nhụa sau khi bạn đã vỗ nhẹ cho khô hoặc nêm gia vị thì có thể thịt đã bị hỏng.

Thịt gà sống phải chắc và ẩm, không bị dính hoặc chảy nước. Tìm hiểu sự khác biệt này có thể giúp người nội trợ và gia đình tránh ăn phải thực phẩm nguy hiểm.

Đối với thịt gà nấu chín, chất nhờn cho thấy sự phát triển đáng kể của vi khuẩn, vì vậy tốt nhất nên loại bỏ nó. Thức ăn thừa từ thịt gà quá mềm hoặc trơn không chỉ để lại mùi vị khó chịu trong miệng mà còn khiến bạn tiếp xúc với nhiều mầm bệnh có hại.

Hương vị khác lạ

Cần chú ý đến hương vị khi ăn gà, đặc biệt là thịt gà đã qua chế biến còn sót lại trong tủ lạnh. Nếu thịt có vị chua, có mùi kim loại hoặc quá đắng, tốt nhất nên cho nó vào thùng rác.

Phương pháp an toàn nhất trong tình huống này là phân tích mùi vị trước khi nuốt. Nếu cảm giác khó chịu trong miệng (có thể cực kỳ mềm hoặc nhầy nhụa), hãy nhổ ra ngay lập tức.

Ảnh minh họa

Bao bì bị xô lệch hoặc bị hư hỏng trong cửa hàng

Khi đi siêu thị, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả bao bì thực phẩm, nhưng đặc biệt chú ý đến lớp nhựa bọc ngoài không kín hoặc bị hư hỏng dành cho thịt gà sống.

Nếu nhận thấy bất kỳ vết rách, lỗ thủng hoặc lỗ hở nào, hãy tránh mua hàng và thông báo cho cửa hàng.

Ngay cả khi gà vẫn còn trong thời hạn “sử dụng tốt nhất”, dấu hiệu đóng gói không phù hợp sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh.

Các vấn đề tại cửa hàng không chỉ giới hạn ở việc mất tem niêm phong và rách bao bì, hãy kiểm tra cả bao bì bị phồng. Lượng không khí tăng lên này có thể cho thấy sự phát triển của vi khuẩn khiến thịt không an toàn.

Thịt gà rã đông sai cách

Để thịt gà rã đông quá lâu ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến là thói quen nguy hiểm của nhiều bà nội trợ. Nhiệt độ không ổn định tạo môi trường lý tưởng cho vi trùng có hại phát triển.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến nghị nên giữ lạnh thực phẩm lạnh (dưới 4.5 độ C) cho đến khi nấu. “Vùng nguy hiểm” đối với thịt gà đang đông lạnh là bất kỳ nhiệt độ nào từ 4.5 đến 60 độ C, đặc biệt nếu thịt vẫn ở nhiệt độ này trong hơn hai giờ.

Nếu cần rã đông, hãy thực hiện một cách an toàn bằng cách để qua đêm trong tủ lạnh. Đặt gà vào túi hoặc hộp nhựa và để gà rã đông hoàn toàn trên kệ thấp, tránh để gần các thực phẩm khác để ngừa khả năng nước thịt chảy ra gây hỏng các thực phẩm khác.

Một phương pháp an toàn khác là tắm nước lạnh. Đơn giản chỉ cần ngâm gà đã đóng kín hoặc đóng túi vào nước lạnh, đảm bảo ngập hoàn toàn và thay nước sau mỗi 20 - 30 phút. Nấu gà ngay sau khi rã đông để giảm thiểu rủi ro.