Thiếu máu lên não và tất tần tật những vấn đề bạn cần biết
Thiếu máu lên não là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay, nhất là ở những người độ tuổi trung niên và cao tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách, về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như giảm trí nhớ, đột quỵ, xơ hóa não, tai biến mạch máu não...
1. Thiếu máu lên não là gì?
Dù chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng trọng lượng cơ thể nhưng não bộ của chúng ta cần rất nhiều năng lượng để hoạt động hiệu quả. Trong thực tế, não cần khoảng 15% máu chuyển từ tim để được cung cấp lượng oxy cùng các dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động thường ngày. Do vậy, nếu não không có đủ lượng máu như yêu cầu thì sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng chết mô não, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Hay nói cách khác, thiếu máu lên não là căn bệnh rối loạn tuần hoàn não, dẫn đến tình trạng giảm việc cung cấp oxy và các dưỡng chất lên não. Từ đó khiến cho các tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, làm ảnh hưởng đến cấu trúc và các hoạt động chức năng của não. Việc thiếu máu lên não sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương khiến rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, đột quỵ,...
2. Những nguyên nhân gây thiếu máu lên não
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu lên não đó là: đốt sống cổ bị tổn thương, xơ vữa động mạch, máu đông làm cản trở dòng tuần hoàn máu, dị tật bẩm sinh, bệnh tim mạch,... Riêng đối với giới trẻ, nguyên nhân khiến tình trạng thiếu máu lên não ngày càng tăng cao lại đến từ những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày như:
- Nằm gối quá cao: Khi nằm ngủ, nhiều người có thói quen gối đầu cao hơn cơ thể. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu chuyển từ tim lên não bộ. Phần cổ lúc này bị gập ngay đốt sống cổ, gây chèn ép dây thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu. Nếu thói quen này không thay đổi, về lâu dài bạn sẽ bị thiếu máu lên não. Vì vậy, bạn không nên chọn những chiếc gối cao hơn 15cm sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và dễ gây tình trạng thiếu máu não.
- Ngồi máy tính quá nhiều: Việc sử dụng máy tính quá lâu sẽ khiến cơ cổ của bạn không được vận động làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
- Nghiện điện thoại: Cũng giống như việc sử dụng máy tính quá nhiều, nghiện điện thoại cũng gây tác động xấu đến đốt sống cổ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
- Ăn nhiều chất béo: Những người trẻ ngày nay thường ưa chuộng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh này có thể khiến cơ thể hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Khi các mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch máu sẽ bị thu hẹp gây cản trở sự tuần hoàn máu.
3. Các triệu chứng thiếu máu lên não bạn không nên bỏ qua
Những triệu chứng thiếu máu lên não thường xuất hiện thoáng qua và dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Tuy nhiên các biểu hiện này tiến triển khá nhanh và tái phát. Đặc biệt những cơn choáng ngất thường xảy ra bất ngờ rất nguy hiểm với tính mạng con người. Sau đây là một số biểu hiện bạn cần lưu ý:
- Đau đầu thường xuyên: Biểu hiện ban đầu là bệnh nhân chỉ thấy đau nhói một vùng cố định ở đầu cổ, sau đó sẽ từ từ lan dần. Cảm giác đầu lúc nào cũng nặng trịch nhất là khi di chuyển, suy nghĩ nhiều hay lúc mới ngủ dậy.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng là một số triệu chứng thường gặp của những người thiếu máu lên não. Chúng có thể xuất hiện thoáng qua hay bất ngờ. Ngoài ra, mặc dù đang ở không gian yên tĩnh nhưng người bệnh vẫn dễ bị ù tai. Khi gặp triệu chứng này, bệnh nhân cần dựa vào đâu đó hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi để tránh té ngã.
- Mất ngủ: Thiếu máu lên não khiến giấc ngủ không sâu, hay gặp ác mộng và trằn trọc đến sáng mới ngủ được.
- Suy giảm trí nhớ: Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt,... diễn ra thường xuyên sẽ khiến bạn suy giảm trí nhớ, hay quên.
- Bị tê, nhức mỏi chân tay: Đó là cảm giác tê đầu các ngón tay hay da râm ran như bị kiến bò. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc xương sườn, lạnh sống lưng, nhức mỏi tay chân,...
Ngoài các triệu chứng trên, thiếu máu lên não còn có các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, rối loạn huyết động, sức khỏe suy giảm,...
4. Bệnh thiếu máu lên não có nguy hiểm không?
Thiếu máu lên não không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như tai biến mạch máu não, đột tử,... Theo các chuyên gia y tế, thiếu máu lên não được xếp vào bệnh lý có nguy cơ tử vong thứ 3 trên thế giới (chỉ đứng sau bệnh ung thư và tim mạch).
Bệnh thiếu máu lên não có mức độ nặng hay nhẹ tùy vào các triệu chứng xuất hiện khác nhau:
- Mức độ nhẹ: người bệnh hay gặp các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
- Mức độ nặng: mất trí nhớ, mất ý thức tạm thời, bị choáng váng, liệt nhẹ nửa người,...
Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng thiếu máu não ở mức độ nhẹ mọi người thường hay chủ quan bỏ qua. Nhưng một khi đã diễn tiến đến mức độ nặng sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
5. Những cách trị thiếu máu lên não
Để phát hiện sớm và điều trị tốt bệnh thiếu máu lên não, bạn cần khám sức khỏe định kỳ. Hầu hết các trường hợp đều cần đến sự can thiệp của thuốc. Bạn có thể dùng thuốc Tây y hoặc Đông y tùy vào nguyên nhân gây bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ ăn uống
- Hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ máu như sắt, vitamin C, magie, vitamin B12,...
- Ăn các thực phẩm chứa omega 3: cá hồi, cá trích, tảo biển,...
- Những thực phẩm giàu polyphenols có trong các loại đậu, trà, ca cao,... cũng rất tốt cho người thiếu máu lên não.
- Các thực phẩm chứa nhiều nitrate như xà lách, cải bó xôi,...
- Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thức ăn nhanh, mỡ động vật, các đồ uống có cồn, thuốc lá...
Chế độ sinh hoạt
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để có sức khỏe tốt.
- Mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng vào mỗi tối để giúp lưu thông khí huyết tốt hơn.
- Không nên thay đổi thân nhiệt đột ngột.
- Chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
6. Thiếu máu lên não nên ăn gì?
Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu lên não, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người thiếu máu lên não mà bạn không nên bỏ qua:
- Cải bó xôi: Đây là một trong những loại rau chứa nhiều chất sắt, vitamin b12 và axit folic, làm tăng lượng tế bào hồng cầu cho cơ thể.
- Chà là: Bên trong quả chà là chứa nhiều sắt, vitamin C. Bổ sung loại quả này vào thực đơn sáng cùng với sữa sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
- Quả táo: Mỗi ngày hãy ăn một quả táo, hoặc ít nhất là 2-3 quả một tuần để bổ sung sắt cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ có trong táo sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chuối: Chuối cung cấp chất sắt, magie dồi dào. hãy kết hợp chuối với mật ong để phát huy hiệu quả công dụng của loại quả quen thuộc này.
- Quả lựu: Trong quả lựu có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho việc sản xuất hồng cầu và hemoglobin.
- Nho khô: Thêm một loại quả hấp dẫn chứa nhiều sắt, vitamin C mà bạn không nên bỏ qua chính là nho khô.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....