22 tuổi chàng thanh niên suy thận giai đoạn cuối

Trang Sohu của Trung Quốc đưa tin, chàng trai Xiao Chen (22 tuổi, sống tại Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc) đang là sinh viên năm cuối đại học. Mới đây, thanh niên này được bác sĩ chẩn đoán suy thận và phải chạy thận để duy trì sự sống cả đời. Tin này khiến bố mẹ Xiao Chen vô cùng đau đớn.

Được biết Xiao Chen sống xa gia đình. Anh chàng ngày nào cũng đến quán Internet và chơi game thâu đêm. Ngoài ra, nam thanh niên này còn thích nước ngọt có gas, thậm chí còn uống thay nước lọc.

Trong một lần ngồi ở quán Internet, Xiao Chen bỗng cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau thắt vùng ngực, vùng thắt lưng. Sau đó, chủ quán Internet đã gọi xe cấp cứu đưa thanh niên này đến bệnh viện.

Tại một bệnh viện ở thành phố Lâm Nghi, bác sĩ phát hiện lượng axit uric trong máu của Xiao Chen cao tới 860 mol/L. Kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện có dấu hiệu tổn thương thận ở mức nghiêm trọng và đưa ra chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận cả đời.

Thanh niên 22 tuổi chạy thận cả đời vì thường xuyên thức đêm (Ảnh minh họa: Internet)

Những thói quen dẫn đến suy thận

Không uống đủ nước

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ các chất độc tố cũng như các chất thải. Khi không uống đủ nước, các chất độc và chất thải sẽ bắt đầu tích tụ lại và gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của bạn.

Ăn mặn

Cơ thể của bạn cần muối để hoạt động. Nhưng rất nhiều người lại tiêu thụ quá nhiều muối, việc này dẫn đến tăng huyết áp và tăng áp lực cho hoạt động của thận. Tốt nhất mỗi người một ngày, không nên tiêu thụ quá 5 gam muối.

Nhịn đi tiểu

Rất nhiều người không để ý đến nhu cầu đi tiểu của chính bản thân mình bởi họ quá bận rộn hoặc do không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Thường xuyên thức khuya

Thức khuya là một trong những thói quen làm tăng rất nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa purin và sản sinh ồ ạt axit uric. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao (vượt ngưỡng bình thường là 420 μmol/L) là dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề.

Thận có nhiệm vụ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể và bị lắng đọng trong xoang thận gây sỏi thận, giãn thận, viêm thận...

Uống nhiều nước ngọt

Nước ngọt chứa một lượng lớn đường fructose. Lượng đường này đi vào cơ thể sẽ cản trở quá trình chuyển hóa và phân hủy purin từ đó khiến axit uric tích tụ nhiều hơn trong cơ thể từ đó dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

Ngoài ra còn hai thói quen khác cũng làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Uống nhiều nước ngọt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang suy yếu:

Mắt sưng, chân bị phù nề

Thận giống như một cái van. Nếu nước không chảy ra thì cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng phù nề. Có 2 vị trí biểu hiện rõ ràng là sưng mắt cá chân và mắt sưng húp. Bạn có thể dùng tay ấn vào chân, nếu xuất hiện vết lõm nghĩa là cơ thể đang tích nước.

Lượng nước tiểu bất thường

Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu từ 4-6 lần. Lượng nước tiểu khoảng 1000ml - 2500ml. Nếu lượng nước tiểu quá nhiều, quá ít hoặc tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm thì bạn nên cảnh giác.

Chóng mặt

Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến triệu chứng chóng mặt. Nếu bạn nghỉ ngơi đầy đủ nhưng cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm, kèm theo dấu hiệu nhức đầu, kiểm tra thấy huyết áp cao. Điều này là do cơ quan của thận đang xảy ra vấn đề.

Mệt mỏi, có triệu chứng nôn ói

Khi cấu trúc của thận thay đổi như mất protein, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc chức năng của thận suy giảm gây ra bệnh thiếu máu sẽ xuất hiện dấu hiệu cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi chức năng của thận suy giảm, sẽ gây ra hội chứng tăng nitơ máu, kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến biểu hiện nôn ói.