Thanh niên 20 tuổi bất ngờ phát hiện mắc hội chứng thận hư dù không có triệu chứng, đây là biến chứng đáng sợ nếu không điều trị đúng cách!
Hội chứng thận hư là một trong những bệnh lý về thận phổ biến ở trẻ nhưng nhiều cha mẹ chưa thật sự lưu tâm đến căn bệnh này. Theo ĐS&PL, ThS.BSCKII Nguyễn Đăng Quốc, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân khá trẻ tình cờ đi khám sức khoẻ phát hiện ra hội chứng thận hư, suy thận mạn.
Điển hình là trường hợp nam sinh tên Sơn (20 tuổi, quê Hải Phòng). Sơn có thân hình gầy gò, tuy nhiên sức khoẻ vẫn tốt. Do bệnh nhân quá gầy nên được người nhà đưa đi khám.
Kết quả xét nghiệm máu của Sơn cho thấy chỉ số creatinin cao. Bác sĩ nghi ngờ Sơn có hội chứng thận hư nên đã chỉ định làm sinh thiết thận. Kết quả Sơn bị mắc hội chứng thận hư nhưng không có bất cứ triệu chứng gì, ngoài việc có thể trạng gầy.
Khi điều tra sâu hơn về tiền sử, bác sĩ Quốc biết được bệnh nhân là con song sinh. Bệnh nhân là anh, khi sinh ra có cân nặng nhẹ hơn so với người em của mình. Trường hợp của Sơn mắc phải hội chứng thận hư do có yếu tố nguy cơ là khi sinh ra nhẹ cân.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Quốc lưu ý các trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân cần phải lưu tâm theo dõi hội chứng thận hư. Với người có thể trạng gầy ốm cũng nên đi khám để đánh giá chức năng thận hoạt động có tốt hay không.
Hội chứng thận hư là gì?
Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể với chức năng đào thải các chất có hại và hấp thu lại những chất cần thiết, giúp kiểm soát huyết áp cũng như đảm bảo cung cấp máu đầy đủ. Khi chức năng lọc đặc trưng của thận bị rối loạn, sẽ dẫn đến tình trạng protein từ cơ thể thoát ra ngoài bằng đường nước tiểu với số lượng đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng protein, từ đó khó duy trì hoạt động sống và sinh hoạt bình thường.
Hội chứng thận hư là một căn bệnh lâm sàng và sinh hóa, hình thành khi cầu thận bị tổn thương vì nhiều yếu tố bệnh lý khác nhau. Triệu chứng phổ biến của hội chứng thận hư bệnh học là phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu, có thể bài trừ mỡ và đạm qua đường nước tiểu.
Biến chứng của thận hư nguy hiểm thế nào?
Thận hư nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe:
- Cholesterol máu và triglyceride máu tăng cao: Khi mức độ protein albumin trong máu giảm, gan tạo ra nhiều albumin hơn. Đồng thời, gan cũng giải phóng nhiều cholesterol và chất béo trung tính.
Suy dinh dưỡng: Mất quá nhiều protein trong máu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến giảm cân, nhưng có thể khó nhận ra bởi cơ thể bị sưng. Người bệnh cũng có thể bị giảm lượng tế bào hồng cầu (thiếu máu), lượng vitamin D và canxi.
Huyết áp cao: do tình trạng ứ muối và nước dư thừa trong cơ thể.
Suy thận cấp: Nếu thận mất khả năng lọc máu do tổn thương cầu thận, các chất thải có thể tích tụ nhanh chóng trong máu. Nếu điều này xảy ra, có thể cơ thể sẽ cần lọc máu khẩn cấp - điển hình là với máy thận nhân tạo (máy lọc máu).
Bệnh thận mãn tính: Hội chứng thận hư có thể khiến thận mất dần chức năng theo thời gian. Nếu chức năng thận giảm đủ thấp, bạn có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
Nhiễm trùng: Những người mắc hội chứng thận hư có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Tăng tình trạng đông máu dẫn đến huyết khối tĩnh mạch chân hoặc ở những nơi khác.
Làm thế nào hạn chế biến chứng của hội chứng thận hư?
Theo các chuyên gia y tế, để hạn chế biến chứng của thận hư thì việc thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng. Cụ thể:
- Chế độ ăn ít chất béo, ít muối.
- Trao đổi kỹ với bác sĩ về lượng protein cần bổ sung và lượng nước cần nạp mỗi ngày.
- Hạn chế nằm nhiều, thay vào đó nên tích cực hoạt động nhằm giúp thải nước và ngăn ngừa tình trạng máu đông.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý bỏ sử dụng thuốc, hoặc tự ý mua thuốc để điều trị.
Điều trị hội chứng thận hư tại nhà thế nào cho an toàn?
Ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống góp phần giúp người bệnh đối phó với hội chứng thận hư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên:
- Chọn nguồn protein tốt cho sức khỏe
- Giảm lượng chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu
- Ăn chế độ ăn ít muối để giúp kiểm soát sưng (phù)
- Thuốc điều trị bệnh, chẳng hạn như steroid, có thể làm người bệnh ăn nhiều hơn và tăng cân, kèm theo các tác dụng bất lợi của thuốc. Do đó người bệnh cần kiểm soát tốt lượng tinh bột hoặc đường mình ăn vào.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...