Thai nhi dành phần lớn thời gian để ngủ

Thai nhi từ tuần 32 trở đi đã có thể lắng nghe âm thanh, có suy nghĩ, hình thành ký ức và cử động trong bụng mẹ.

Em bé trong bụng mẹ dành gần 90 - 95% thời gian để ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Thai nhi có thể đạt đến giai đoạn giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) - giai đoạn ngủ sâu trong sinh học. Một số nhà khoa học tin rằng bào thai có thể bắt đầu nằm mơ ở giai đoạn này.

Cử động bình thường của thai nhi

Người ta ước tính rằng sau 7 tháng, một bào thai ngủ 95% thời gian nhưng cũng di chuyển gần 50 lần mỗi giờ. Cử động này người mẹ có thể cảm nhận được như đá và duỗi chân hoặc những cử động mà mẹ không thể cảm nhận được như chớp mắt. Vì vậy rất khó có thể nói được cử động nào của bé là xấu hay tốt.

Các bác sĩ thường kiểm tra các phản ứng và nhịp tim của thai nhi thông qua siêu âm để đảm bảo sức khỏe của em bé. Phụ nữ mang thai càng gần ngày sinh nở, các kiểu cử động của con “càng độc đáo”.

Cử động của thai nhi bình thường rất khó xác định do tính cá nhân của mỗi bé, nhưng đa phần mọi thai nhi đều thực hiện các động tác duỗi tay, nấc, chớp mắt, ợ và đá.

Nếu mẹ cảm thấy bé cử động không bình thường so với những động tác bình thường của bé, mẹ có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để hiểu hơn về hoạt động của con cũng như giảm bớt sự lo lắng.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có an toàn không?

Các nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho thấy có một số em bé sống về đêm và do đó bé thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Mẹ có thể cảm thấy một cú đá đặc biệt “mạnh mẽ” nếu em bé giận dữ về điều gì đó. Điều này có thể là do bé gặp phải một cơn ác mộng, bé khó chịu hoặc thiếu không gian cho bé chuyển động do kích thước thai quá lớn.

Một số bé có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm - Ảnh minh họa: Internet

Khi thai nhi phát triển, bé trở nên ý thức hơn về môi trường xung quanh và bắt đầu hoạt động giống với một đứa trẻ sơ sinh, cả về thể chất và tâm lý. Một em bé “hoạt động” trong bụng mẹ vào ban đêm không được xem là dấu hiệu nguy hiểm.

Tại sao em bé đạp bụng mẹ vào ban đêm?

Bé hoạt động vào ban đêm có thể là do bé cảm thấy mẹ không hoạt động. Vào ban ngày, các cử động của mẹ có tác động tương tự như cũi đung đưa khiến em bé bị ru ngủ. Việc mẹ không hoạt động gì vào ban đêm sẽ khiến thai nhi cảm thấy tỉnh táo.

Một nghiên cứu tâm lý khác cũng khẳng định rằng một em bé có thể tỉnh táo và đạp nhiều vào ban đêm vì những lý do đơn giản như mẹ ăn quá no vào bữa tối hoặc mẹ vừa có một bữa ăn nhẹ vào đêm khuya.

Đôi khi bé đạp chỉ vì muốn nghe mẹ nói. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi 7 tháng tuổi bắt đầu phản ứng tích cực khi nghe giọng nói của mẹ mình.

Lời khuyên cho các bà mẹ có con hay đạp vào ban đêm

Một em bé đạp quá mức vào ban đêm có thể gây khó chịu cho mẹ. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ cải thiện tình trạng này:

Giọng nói của người mẹ giúp làm dịu cảm xúc của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Hát cho bé

Các nghiên cứu từ Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ chứng minh rằng giọng nói của người mẹ giúp làm dịu cảm xúc của thai nhi. Đây là lý do tại sao hát một bài hát ru có thể giúp làm dịu tinh thần của bé và đưa bé vào giấc ngủ.

Bắt chước thói quen ban đêm vào ban ngày

Bắt chước thói quen hàng đêm của bạn vào giữa ngày có thể giúp em bé nhận ra môi trường xung quanh, điều này giúp bé quen với việc thiếu vận động vào ban đêm. Xem TV, nằm nghỉ ngơi hoặc đọc sách vào ban ngày. Các hoạt động tĩnh tại thậm chí trong vài giờ có thể dạy bé thích nghi với các tình huống người mẹ không chuyển động.

Quan sát thai nhi

Dành một vài giờ trong ngày để quan sát em bé của bạn. Hiểu biết về thói quen của bé sẽ giúp mẹ hiểu hành vi của con. Mẹ có thể ngạc nhiên khi nhận thấy bé di chuyển quá nhiều, tuy nhiên phần lớn em bé di chuyển nhiều đều là một em bé khỏe mạnh.

Em bé đạp quá mức vào ban đêm có thể gây khó chịu cho mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Nếu em bé không di chuyển vào ban ngày, nhưng lại cử động liên tục vào ban đêm, không có lý do gì để hoảng sợ. Điều này có thể là do em bé của bạn có chu kỳ về đêm.

Mẹ có thể đến gặp bác sĩ nhi khoa để giải quyết các vấn đề mà mẹ quan tâm, giúp cho tâm trí của mẹ thoải mái hơn. Mẹ hãy nhớ giữ bình tĩnh vì bé có thể cảm nhận được lo lắng của mẹ, điều này có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và còn đạp nhiều hơn.