Tại sao thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều?

Ở tuần 34, thai nhi đã có cân nặng với kích thước cơ thể khá lớn nên tử cung của mẹ dần trở nên chật chội với con, điều này khiến con khó chịu nên luôn tìm cách duỗi tay, chân. Bên cạnh đó, đạp nhiều là cách để bé phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Khi có bất kỳ một tác động nào như âm thanh, ánh sáng từ môi trường xung quanh thì bé sẽ phản ứng bằng cách đạp nhiều vào bụng mẹ.

Thai nhi 34 tuần tuổi có kích thước khá lớn nên tử cung của mẹ dần trở nên chật chội. Ảnh internet.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn no cũng sẽ khiến con đạp nhiều hơn, đó là do con đang “làm quen” với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào và bé cũng sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ. Trong quá trình mang thai, nếu quan sát kĩ một chút mẹ sẽ thấy con đạp rất mạnh sau bữa ăn, thậm chí mẹ bầu còn có thể quan sát được hình dáng bàn chân của con in rõ trên bụng mẹ.

Vào ban đêm, lúc mẹ đang say giấc thì cũng là lúc bé con thức dậy và nghịch ngợm bằng cách đá những cú siêu mạnh vào bụng mẹ. Nếu mẹ ngủ say không biết thì một lúc sau bé cũng sẽ ngưng không đạp nữa và ngủ theo.

Thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Thực tế thì việc thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều, mạnh và xuất hiện rất nhanh, đồng thời cũng không có biểu hiện gì bất thường kèm theo cả thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé đang rất khỏe mạnh.

Không ít mẹ bầu nghĩ rằng, bé đạp càng nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm, tuy nhiên trong một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp vấn đề như bé bị dây rốn quấn cổ thai nhi khiến bé khó thở hoặc nhau thai có vấn đề khiến trẻ không được cung cấp oxy đầy đủ… Nếu thai đạp nhiều liên tục và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời

Dấu hiệu nhận biết thai đang bị thiếu oxy

Thai chuyển động bất thường

Mẹ bầu nên thường xuyên khám định kỳ hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Ảnh internet.

Bất cứ sự thay đổi nào của thai như chuyển động ít hơn hoặc nhanh hơn một cách bất thường, đó đều là những dấu hiệu lạ mà người mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ thai cử động ít hơn 10 lần /12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ, đó là dấu hiệu rất có thể thai đã bị thiếu oxy.

Nhịp tim thai bất thường

Khi ở tình trạng bình thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu thấy nhịp tim thai không ở tình trạng trên, tức là trẻ đạp nhanh hơn hoặc chậm hơn thì đây là dấu hiệu để người mẹ nhận biết rằng con đang bị thiếu oxy.

Ngoài những dấu hiệu trên, việc mẹ bầu bị mắc bệnh hen khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy cho con. Nếu cơn hen ở người mẹ xuất hiện với mật độ dày thì việc thiếu oxy sẽ xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con nếu không xử lý kịp thời.

Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, mẹ bầu nên đi khám sớm. Vì không có một khung chuẩn nào cho sự hoạt động của bé trong bụng mẹ để chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ nên chú ý quan sát, cảm nhận cử động của con hàng ngày để được có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, việc bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai, thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Các mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cung cấp máu cho thai nhi nhiều hơn.