Tẩy tế bào chết liệu có gây hại cho da?
Tẩy da chết giúp tăng cường sự thay đổi của các tế bào da của bạn. Vì vậy, khi bạn tẩy tế bào chết, các tế bào mới sẽ hình thành trên bề mặt da của bạn. Điều này làm cho làn da của bạn trông trẻ hơn, mang lại kết cấu tốt hơn và làm sáng da của bạn. Khi tế bào đã đủ lão hóa, không còn đảm nhận được chức năng sinh học, sẽ chết đi. Khi đó, các tế bào này sẽ tự bong ra chứ không cần sự tác động tẩy tế bào chết từ con người. Việc tẩy tế bào chết là một hành động tác động đến quá trình sinh trưởng tự nhiên của làn da và có thể tạo nên nhiều hệ lụy.
Cấu tạo da gồm 3 lớp chính: lớp biểu bì, lớp hạ bì và các mô dưới da. Mỗi ngày, tại lớp biểu bì sẽ có hàng triệu tế bào mới được sản sinh thông qua quá trình phân bào. Tế bào ở lớp đáy biểu bì sẽ được phân chia, biệt hoá và di chuyển dần lên trên tạo thành tế bào hạt -> tế bào gai -> tế bào sừng. Quá trình này diễn ra trong khoảng 14 ngày.
Sau đó, các tế bào sừng sẽ già đi và tiêu biến nhân, trở thành lớp 'tế bào chết' trên bề mặt da, có tác dụng như một lớp áo giáp mỏng bảo vệ các tế bào bên dưới và đảm nhiệm nhiều vai trò như bảo vệ cơ thể, hạn chế sự mất nước, duy trì độ ẩm cho da, là lớp hàng rào ngăn cản sự xâm nhập sâu của các yếu tố gây hại từ môi trường vào bên trong da. Do đó việc loại bỏ lớp tế bào này có thể làn da trông có vẻ trắng hơn, mịn màng hơn nhưng đồng thời sẽ bị mất đi các nhiệm vụ bảo vệ kể trên, tác động không tốt đến làn da.
Có thể ví von, việc tẩy tế bào chết giống như đang cố tình giết chết những 'người trưởng thành' ở bên ngoài rồi bắt 'trẻ vị thành niên' ở bên trong lao động trước tuổi, phải chống chọi lại các tác động tiêu cực từ môi trường khi chưa đủ lớn mạnh và trưởng thành.
Các tế bào cũng giống như hoạt động duy trì sự sống của cơ thể, khi tế bào mới được hình thành sau việc tẩy da chết, chúng cũng cần thời gian để thích nghi và sản sinh đủ lượng tế bào chất lượng.
Việc bạn tẩy tế bào chết mỗi ngày, kích thích sản sinh lớp da mới quá mức sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng 'phản tác dụng', da khô thiếu ẩm, ửng đỏ, viêm mãn tính. Thay vì cảm giác sạch sẽ, sảng khoái thì sự gia tăng sắc tố, dấu hiệu lão hóa sẽ 'nói lời chào' với bạn.
Thế nên dù có tốt cho da, nhưng việc lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều lần sẽ dẫn đến việc không thể nào sở hữu được một làn da đẹp và khỏe mạnh. Thay vào đó chúng ta hãy nuôi dưỡng và vỗ về làn da, để làn da có thể khỏe mạnh một cách tự nhiên theo đúng quy luật của nó.
Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt
Tái chế túi trà sạch là cách đơn giản giúp giảm bọng mắt, sưng tấy cũng như ngăn ngừa quầng thâm...
8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...
Chăm sóc da khi đi du lịch là một thách thức đối với một số người nhưng điều đó trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng 8 mẹo vặt này.
Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!
Tóc mỏng rất mỏng manh nên bạn cần xử lý cẩn thận. Dưới đây là một số mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng của bạn.
4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên
Tóc là một phần quan trọng trên cơ thể, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến bộ phận này về sau nhiều chuyên gia đã khuyên không nên thực hiện 4 thói quen này thường xuyên.