Tập thể thao hợp lý hậu Covid-19
PGS.TS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, cho biết, tùy theo bệnh lý nền, tình trạng sức khỏe của từng người mà di chứng hậu Covid-19 để lại ở mức độ khác nhau.
Thông thường, bệnh để lại di chứng ở cơ quan hô hấp, phổi, tim mạch, thần kinh, thận, não, cơ xương khớp, bộ phận sinh dục,…
Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh muốn vận động, luyện tập cần có sự hỗ trợ của bác sĩ thể thao, phục hồi chức năng hoặc huấn luyện viên của môn tập trên cơ sở tình hình sức khỏe bệnh lý, mức độ di chứng để lại.
Hiện, có nhiều công cụ, phương pháp để xác định lượng, cường độ, tần suất và thời gian vận động. Một phương pháp phổ thông ai cũng làm được là tự kiểm tra nhịp tim và mạch đập tối đa tại nhà.
Cụ thể, một người trưởng thành khi mới ngủ dậy ở trạng thái yên tĩnh nhịp tim khoảng 60-80 lần/phút. Để tính nhịp tim tối đa, lấy 220 trừ số tuổi với nam và 226 trừ số tuổi với nữ.
Như vậy, một người khi tập luyện chỉ được phép đạt 70-80% nhịp tim tối đa. Nếu nhịp tim tăng, có thể gây tai biến, kiệt sức, tức ngực, khó thở, choáng, ngất, thiếu máu cơ tim. Trong trường hợp không đạt nhịp tim dự kiến, lượng vận động sẽ không đủ để cải thiện chức năng cơ thể cần phục hồi.
Trong quá trình tập, người dân có thể đo, đếm mạch. Nếu thấy thông số cao hơn 70-80% nhịp tim tối đa, nên dừng lại.
Theo các chuyên gia, sau mắc Covid-19 người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện như các bài tập thở đơn giản cải thiện lưu lượng máu đến phổi, đường dẫn truyền trong lồng ngực, tăng cường chức năng phổi.
Người bệnh nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,... với cường độ vừa phải, tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh.
Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh chỉ đạt được 50% năng suất, sức lực so với trước. Tuy nhiên, người dân không nên quá lo lắng nếu cơ thể không hồi phục lại ngay khi khỏi bệnh. Bởi F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tự khỏi, sau 7 ngày chỉ nên tập luyện lại 50% khả năng cũng như cường độ so với lúc khỏe.
PGS.TS Võ Tường Kha nhấn mạnh, tập luyện vốn tốt cho sức khỏe nhưng nếu tập không đúng, quá sức, sẽ gây khó thở, tức ngực, thiếu máu cơ tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tăng hoặc tụt huyết áp.
Vị này khuyến cáo, người khỏi Covid-19 sau mỗi lần tập cần kiểm tra lại xem lượng vận động, tần suất, thời gian của bài tập để điều chỉnh tăng hoặc giảm cường độ, lượng vận động, thời gian. Khi cơ thể thích ứng với cường độ, lượng vận động tăng, các cơ quan trong cơ thể đã dần hồi phục.
Người bệnh khi tập luyện cần khởi động kỹ trước khi tập, không dừng tập đột ngột, mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, đi giày tập, tránh tập luyện trong thời tiết quá nóng. Bệnh nhân nên dừng tập khi có dấu hiệu nôn, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, khó thở dữ dội, đổ mồ hôi lạnh, đau, tức ngực.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....