Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc COVID nghiêm trọng
Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích sức khỏe đã được chứng minh và đây là lý do mọi người nên đưa nó vào thói quen hàng ngày. Từ việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính đến việc giúp xương chắc khỏe, thói quen này có thể mang lại rất nhiều sự khác biệt.
Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra một lý do khác giải thích tại sao việc duy trì hoạt động thể chất là điều bắt buộc đối với tất cả mọi người hiện nay.
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và tiêm phòng vaccine luôn được coi là điều cần thiết để giảm nguy cơ mắc COVID-19. Một bổ sung khác vào danh sách các việc làm này là hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.
Một nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục thường xuyên ít có khả năng xét nghiệm dương tính với virus truyền nhiễm corona ngay từ đầu.
Cơ sở của nghiên cứu là gì?
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã tiết lộ các triệu chứng nghiêm trọng sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 rất phổ biến ở những người không hoạt động hoặc không thích bất kỳ hoạt động thể chất nào mà họ bắt buộc phải làm.
Các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận này sau khi phân tích dữ liệu từ 48.440 người lớn được chẩn đoán mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ 1/1/2020-21/10/2020.
Họ xem xét chi tiết về mức độ hoạt động thể chất trước đây của bệnh nhân và nguy cơ nhập viện, nhiễm trùng nặng và thậm chí mất mạng sau khi bị nhiễm virus truyền nhiễm.
Những phát hiện của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người mắc COVID-19 nặng hoặc được chẩn đoán nhiễm trùng nặng thường xuyên không hoạt động và hoạt động thể chất 10 phút hoặc ít hơn mỗi tuần.
Vào cuối nghiên cứu, những người này có nguy cơ được đưa vào ICU là 1,73 lần và nguy cơ mất mạng do các biến chứng liên quan đến virus SARS-CoV-2 là 2,49 lần. Nguy cơ thấp hơn ở những người hoạt động thể chất từ 150 phút trở lên mỗi tuần.
Không chỉ vậy, những người thường xuyên không hoạt động có nguy cơ nhập viện cao hơn 1,2 lần, nguy cơ nhập viện ICU cao hơn 1,1 lần và nguy cơ tử vong cao hơn 1,32 lần so với những người tập thể dục 150 phút một tuần.
Cách tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19
Tập thể dục giúp duy trì sức khỏe tốt hơn, vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19. Nhưng hiện vẫn chưa rõ việc duy trì hoạt động thể chất tác động như thế nào đến khả năng bị nhiễm bệnh ở mức độ lâu hơn như vậy.
Có nhiều lý thuyết có thể giúp giải thích mối liên hệ trên. Một là tập thể dục có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì, các yếu tố có thể góp phần phát triển COVID nghiêm trọng ở một người.
Thứ hai, nó cũng có thể cải thiện sức khỏe của phổi, một cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp bởi COVID-19. Virus tác động đến các tế bào của phổi trước tiên và tập thể dục giúp cải thiện dung tích phổi và tăng cường cơ phổi. Các triệu chứng ban đầu của corona virus hầu hết liên quan đến phổi và trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến khó thở và viêm phổi.
Cuối cùng, tập thể dục có thể giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch và có thể giảm nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tất cả những yếu tố này giúp bạn hiểu lý do tại sao tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng ở thời điểm hiện nay.
Bạn nên tập thể dục bao nhiêu lần trong một tuần
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hoạt động thể chất nhất quán là cách duy nhất để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ bị nhiễm virus corona. 150 phút tập thể dục vừa phải hàng tuần được khuyến khích bởi cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Đó là yêu cầu cơ bản để giữ sức khỏe và thể chất. Bạn có thể chọn thực hiện bất kỳ bài tập nào theo ý thích của mình như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, chơi tennis hoặc yoga. Quan trọng là việc bạn hãy di chuyển cơ thể nhiều nhất có thể./.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!