Phụ Nữ Sức Khỏe

Thức khuya nhiều mang đến 5 tác hại vô cùng nghiêm trọng, nếu biết trước thì nên sửa ngay bạn nhé!

Đây là một thói quen rất phổ biến hiện nay và tốt nhất thì bạn nên sửa ngay càng sớm càng tốt.

1. Xuất hiện quầng thâm mắt

Một số người thường xuyên thức khuya sẽ gặp phải tình trạng mắt thâm quầng sau mỗi đêm. Điều này không những gây ảnh hưởng tới nhan sắc mà còn làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Về đêm là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi nên bạn cũng cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc.

Khi bạn ngủ, đôi mắt sẽ được nghỉ ngơi nhưng nếu bạn bạn lại thức khuya về đêm thì da mắt sẽ dễ bị ứ máu và sưng phù nề hơn.

2. Làn da kém sắc hơn

Những người thường xuyên thức khuya thường không sở hữu làn da đẹp. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất của việc thức khuya, bởi ngoài làm chậm quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu thì nó còn tàn phá trực tiếp đến nhan sắc của bạn.

Các tế bào trong cơ thể chúng ta liên tục mất đi và thay mới mỗi ngày, thực tế thì quá trình này diễn ra liên tục. Do quá trình trao đổi chất vào ban đêm cũng thấp nên việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến các tế bào bị mất nước nghiêm trọng, từ đó khiến làn da trở nên khô ráp và thiếu linh hoạt.

 3. Rụng tóc

Thường xuyên thức khuya sẽ làm cho cơ thể con người luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Chính tình trạng căng cứng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng da đầu bị co thắt mạch, làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu. Lúc này, các nang tóc sẽ gặp vấn đề do không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây rụng tóc nghiêm trọng. 

 4. Chóng mặt, đau đầu

Do ban đêm là khoảng thời gian não bộ cần nghỉ ngơi nên nếu bạn thức khuya thường xuyên thì các cơ quan trong cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều, từ đó gây cản trở nguồn dinh dưỡng đi lên não. Hậu quả là bạn sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt, đau nhức đầu.

5. Suy giảm khả năng miễn dịch

Suy giảm khả năng miễn dịch do thức khuya dường như không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng nó cũng là tiền đề của nhiều bệnh tật. Thức khuya lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, từ đó càng gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.

Một vài gợi ý để cải thiện thói quen thức khuya mà bạn có thể thử:

1. Điều chỉnh đồng hồ sinh học, tự đặt giờ và đi ngủ sớm vào buổi tối.

2. Vui lòng tránh xa điện thoại di động và máy tính trước khi đi ngủ.

3. Cố gắng hoàn thành công việc trong ngày.

4. Không nên ăn đêm quá no và chú ý tập thể dục nhiều hơn.

5. Nếu thức khuya lâu ngày dẫn đến mất ngủ thường xuyên thì nên đến bệnh viện điều trị.

Theo Tangerine/Tổ Quốc

Tin liên quan

Dấu hiệu gan tổn thương khi xuất hiện "2 đen, 2 ngứa, 1 đau"

Tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, vì thế nếu gan bị tổn thương thì sẽ rất...

Sĩ tử đi thi có nên kiêng ăn trứng?

Kiêng ăn trứng sợ bị "điểm 0", kiêng ăn chuối sợ "trượt vỏ chuối"… là những kiêng kỵ không có...

Bé gái bị điếc bẩm sinh, lần đầu nghe thấy tiếng mẹ gọi sau 17 tháng sống trong tĩnh lặng:...

Tiếp nhận những âm thanh đầu đời tưởng chừng là điều vô cùng đơn giản nhưng đối với những trẻ...

Sáng 7/6: Số trẻ dưới 12 tuổi mắc COVID-19 giảm 15 lần

Theo Bộ Y tế đến nay hơn 9,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi, hiện chỉ còn...

Ung thư - Mối hiểm họa hàng đầu: Chuyên gia tiết lộ nhiều cách để ngăn ngừa căn bệnh 'quái...

Có ý kiến ​​cho rằng ung thư là căn bệnh ung thư do đột biến trong cơ thể mà con...

4 loại thực phẩm cần tránh để giảm đau nhức xương

Chuyên gia đã chỉ ra những loại thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn không nên ăn nếu đang bị...

Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí “Đánh giá Khoa học Thể dục và Thể thao” (Exercise and...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình