Tại sao các bác sĩ khuyên bà bầu nên nằm ngủ nghiêng bên trái?
Nằm nghiêng sang bên trái cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi
Theo các bác sĩ, trong suốt thai kỳ, thai nhi gây áp lực ngày càng nhiều lên các cơ quan nội tạng và mạch máu của mẹ. Nhất là khi thai ngày càng lớn, thì những cơn đau và tần suốt buồn tiểu của người mẹ càng tăng lên. Theo Tiến sĩ Grace Pien tại trường Đại học Y Johns Hopkins, một tĩnh mạch lớn chạy dọc bên phải của cột sống và có trách nhiệm đưa máu từ nửa dưới của cơ thể người mẹ đến tim.
"Nếu một phụ nữ mang thai nằm ngửa, thai nhi có khả năng chèn lên tĩnh mạch, làm giảm lượng máu trở lại tim" - Tiến sĩ Pien nói với Tạp chí Live Science.
Việc cơ thể chèn lên tĩnh mạch này hay không vô cùng quan trọng. Vì nếu bị chèn có nghĩa là ít máu được bơm ra khỏi tim, dẫn tới giảm huyết áp người mẹ và giảm lượng oxy trong máu cho cả mẹ và bé.
Ví dụ, phụ nữ mang thai bị hen suyễn hoặc ngưng thở khi ngủ (một tình trạng hơi thở bị tắc nghẽn vào ban đêm) có thể đã gặp rắc rối do lượng oxy trong máu giảm. "Một số nghiên cứu cho thấy thai phụ nằm ngửa khi ngủ có nguy cơ cao khiến thai chết lưu" - theo Tiến sĩ Pien.
Gần đây nhất, một nghiên cứu được công bố đầu năm nay trên Tạp chí sản phụ khoa quốc tế BJOG, phát hiện rằng: Nếu bà bầu từ tuần 28 của thai kỳ nằm ngủ ngửa thì có nguy cơ bị thai lưu cao hơn 2 đến 3 lần so với những người nằm ngủ nghiêng bên trái. Con số đáng báo động này đang ngày càng phổ biến khiến hầu hết các bác sĩ đều không ngần ngại khuyên phụ nữ mang thai tránh ngủ ở tư thế nằm ngửa.
Cũng theo bác sĩ CKII Lê Thị Chu (bệnh viện Phụ Sản An Thịnh) chia sẻ với Vietnamnet: Tư thế nằm giúp mẹ bầu thoải mái nhất là thỉnh thoảng nên quay sáng trái, nằm nghiêng về bên trái và gác chân lên cao một chút. Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ vào tử cung dễ hơn, cung cấp oxy nhiều hơn cho thai nhi.
Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu theo từng giai đoạn
Ở 3 tháng đầu, khi bụng bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon và an toàn cho thai kỳ.
Đến 3 tháng giữa, nếu mẹ bầu có nước ối quá nhiều hoặc mang song thai thì nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có kê chân lên gối mềm.
Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân mẹ bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.
Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.