Tại sao bánh trung thu hết hạn vẫn không nấm mốc
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết bánh trung thu thường có hạn sử dụng khoảng 50-75 ngày tùy nhà sản xuất. Người tiêu dùng cần chú ý thông tin về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguyên liệu thành phần... Bánh phải có gói hút oxy do sản phẩm có thể biến đổi chất lượng nếu không bảo quản đúng yêu cầu.
"Khác với kiểu gói hút ẩm thường thấy trong hộp đựng giày, hộp đựng máy móc..., gói hút oxy dùng trong thực phẩm thường có thành phần là bột sắt, tác dụng giữ cho sản phẩm ở môi trường yếm khí duy trì được độ tươi ngon", bác sĩ Ký phân tích.
Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết dù bánh còn hạn sử dụng, nhưng nếu bao bì bị rách, nứt, không đảm bảo điều kiện yếm khí thì nấm mốc sẽ phát triển. Ngược lại có những bánh trung thu đã hết hạn sử dụng, nhưng do bao bì của bánh vẫn còn nguyên, gói hút oxy có đủ khả năng để giữ môi trường yếm khí nên nấm mốc không thể phát triển. Tuy nhiên bánh đã hết hạn nên vẫn bị lão hóa, không đủ điều kiện sử dụng.
Bánh trung thu dễ bị oxy hóa vì trong bánh có nhiều loại chất béo và nguyên liệu tươi. Với các loại bánh handmade, người dùng càng cần phải chú ý thời hạn sử dụng do điều kiện bảo quản không được như bánh sản xuất theo dây chuyền công nghiệp hiện đại.
Bánh trung thu được làm từ nhiều nguyên liệu như bột, trứng, thịt, đậu, hạt, hoa quả, gia vị..., qua nhiều công đoạn chế biến. Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ nhiễm khuẩn như nấm mốc, ký sinh trùng, hay nhiễm hóa chất độc hại như kháng sinh cấm, chất tăng trọng... Điều kiện nơi chế biến, dụng cụ chế biến, bảo quản bánh, sức khỏe người làm đều có thể chứa các tác nhân không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Theo bác sĩ Ký, để chọn được bánh ngon, người dùng cần dùng cảm quan để đánh giá phần nhìn. Bánh phải được đóng gói cẩn thận, bọc kín, không có màu sắc, mùi khác thường. Bao bì nilon của bánh trung thu không bị rách, dập nát.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, khuyến cáo người dùng cần lựa chọn và sử dụng bánh trung thu có nguồn gốc rõ ràng, có tên, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng... Nên lựa chọn nhà sản xuất đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm và được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận. Sản phẩm được bán những nơi đáp ứng yêu cầu về kinh doanh thực phẩm như có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...